Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề thi và gợi ý lời giải môn Địa lý

Sáng 3/7, các sĩ tử làm bài thi Địa lý, thời gian 180 phút - môn có số lượng thí sinh đứng thứ ba trong số năm môn tự chọn. Zing.vn cập nhật đề thi và gợi ý đề Địa lý tại đây.


Câu 1 (2,0 điểm).

1. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

1. Đặc điểm của sông ngòi nước ta: Đặc điểm nổi trội nhất của sông ngòi nước ta đó là: nhiều sông (mạng lưới sông ngòi dày đặc); sông nhiều nước, giàu phù sa và chế độ nước thì theo nhịp điệu của mùa.Mạng lưới sông ngòi dày đặc được thể hiện qua số lượng con sông có chiều dài trên 10 km là 2360 con sông; dọc theo bờ biển trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.Nhiều nước và giàu phù sa: tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (60% là lượng nước ta ngoài lãnh thổ); tổng lượng phù sa hàng năm của tất cả sông ngòi nước ta khoảng 200 triệu tấn.

- Chế độ nước sông theo sát nhịp địa mùa: mùa lũ của sông cũng tương ứng mùa mưa của khí hậu và mùa kiệt tương ứng với mùa khô. Chế độ khí hậu thất thường cũng làm cho chế độ nước sông thất thường.

2. Đặc điểm nguồn lao động của nước ta

- Số lượng: Nguồn lao động rất dồi dào: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005). Trung bình mỗi năm số lao động lại tăng thêm khoảng trên 1 triệu người. 

- Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ.

- Tuy nhiên nguồn lao động nước ta có một số hạn chế đang tồn tại:

- Số lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, 75% năm 2005.

- Lực lượng lao động có trình độ cao còn mỏng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo mới đạt 25% năm 2005.

Thí sinh trao đổi sau giờ thi Địa lý. Ảnh: Anh Tuấn.

Câu 2 (2,0 điểm)

1. Các tỉnh có đường biên giới với TQ: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh

2. Các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn


Câu 3 (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ

2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ và giải thích

Câu 4 (3,0 điểm)

1. Thế mạnh tự nhiên phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta: 

- Khai thác than: 

Có nhiều loại than: Antraxit, than mỡ, than bùn, than nâu. Trữ lượng lớn dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á và tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc (Quảng Ninh chiếm hơn 90% trữ lượng cả nước). 

Có nhiều mỏ dễ dàng đẩy mạnh khai thác theo hình thức lộ thiên. Khai thác dầu khí: Trữ lượng lớn: Vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành. 

- Phân bố: 

Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa không quá sâu, tạo thuận lợi cho việc đặt giàn khoan khai thác. 

Các nhà máy thủy điện có công suất lớn tập trung nhiều ở TDMNBB vì: Đây là khu vực có địa hình dốc và cao nhất cả nước, có nhiều hệ thống sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) với trữ năng thủy điện lớn bậc nhất nước ta. 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1920 MW, nhà máy thủy điện Sơn La có công suất 2400 MW,... là những nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất cả nước. 

2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển ngành kinh tế biển: 

- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. 

Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nóng cho phép khai thác kinh tế biển quanh năm. Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn). Có nhiều ngư trường, với 4 ngư trường lớn. Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản: biển nhiều ánh sáng, giàu ô xi,, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài. Tập trung nhiều loại khoáng sản biển: Có nguồn muối dồi dào vô tận, có ô xit titan, cát trắng và trữ lượng dầu khí tương đối lớn. 

- Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển đảo: nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. 

Khai thác kinh tế biển đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc vì: 

- Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với 12 huyện đảo.

- Khai thác kinh tế biển đảo có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc: 

- Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch... 

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo và vùng ven biển. 

- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. 

Tư vấn giải đề: Ban chuyên môn Hocmai.vn, Nhóm tác giả Lovebook.

Nhóm PV

Bạn có thể quan tâm