Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Đến New Zealand ‘gõ cửa’ ngành học sáng tạo

Nền giáo dục New Zealand “cất giấu” nhiều điều thú vị mà những bạn trẻ yêu thích ngành học sáng tạo có thể khám phá.

Nền giáo dục New Zealand “cất giấu” nhiều điều thú vị mà những bạn trẻ yêu thích ngành học sáng tạo có thể khám phá.

Khi theo dõi chương trình phát sóng trực tuyến, mua tờ báo trên vỉa hè, đăng ký gói dịch vụ giải trí truyền hình, đến rạp xem phim cuối tuần, nghe nhạc trên các nền tảng số…, bạn đang tiêu thụ một sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp sáng tạo. Bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống, công nghiệp sáng tạo là ngành kinh tế thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao với mức lương hấp dẫn.

Tại nhiều quốc gia tiên tiến như New Zealand, công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo được xem là chính sách được ưu tiên.

Thuật ngữ "công nghiệp sáng tạo" (creative industry) khởi phát từ Anh vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX và trở nên phổ biến toàn cầu. Công nghiệp sáng tạo là ngành kinh tế quy tụ các nghề nghiệp sử dụng chất xám để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo, tiêu biểu như thiết kế, phim ảnh, thời trang, âm nhạc, văn học, nghệ thuật, kiến ​​trúc, nhiếp ảnh, xuất bản ấn phẩm truyền thông/sách, radio…

Đây là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra gần 30 triệu việc làm cho nguồn nhân lực 15-29 tuổi trên toàn thế giới. Ở các thành phố như New York (Mỹ), London (Anh), Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)... thời trang, âm nhạc, nghệ thuật đã trở thành một trong những ngành chủ chốt, “sánh vai” với nhiều ngành công nghiệp lâu đời khác.

Riêng tại New Zealand, công nghiệp sáng tạo là động lực tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khảo sát của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch New Zealand năm 2019 cho thấy lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo đóng góp 10,8 tỷ USD vào GDP quốc gia và tạo ra hơn 92.000 việc làm.

Dù đối mặt nhiều khó khăn trong giai đoạn Covid-19, New Zealand là điểm đến của không ít công ty điện ảnh quốc tế để sản xuất các nội dung trực tuyến, tạo ra hơn 14.000 việc làm tại địa phương. Trong số này có hàng nghìn công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo hậu kỳ như dựng phim, kỹ xảo, thiết kế hay công việc tiền kỳ gồm thiết kế, quay, làm đạo cụ, sản xuất trực tiếp. Thêm vào đó, xứ kiwi có ưu thế về dây chuyền sản xuất hậu kỳ phim hoạt hình, hiệu ứng…, với nhiều studio quy mô quốc tế.

Chính phủ New Zealand đầu tư mạnh vào giáo dục đào tạo, thu hút sinh viên trong nước lẫn quốc tế theo học, nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng cho ngành công nghiệp sáng tạo.

Sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 gắn liền với các sản phẩm nghe nhìn và khả năng “kể chuyện” qua hình ảnh, âm thanh. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, sáng tạo nội dung trên nền tảng số trở thành xu hướng chung toàn cầu. Điều này mở ra cánh cửa cho thị trường việc làm cũng như định hướng đào tạo lĩnh vực công nghiệp sáng tạo trong tương lai.

Báo cáo Những nghề nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới của Linkedin vào tháng 1 chỉ rõ tại Ấn Độ, Đức và Đông Nam Á, chuyên gia nội dung kỹ thuật số là danh mục công việc mới nổi đứng số 1 về nguồn nhân lực. Ở 7 quốc gia khác, đây là nhóm ngành đứng trong top 10 việc làm khát nhân sự.

nganh hoc sang tao,  dao tao New Zealand anh 1

Đón đầu xu hướng thị trường việc làm, New Zealand đã triển khai chương trình đào tạo creative technology - liên ngành giữa các lĩnh vực nghệ thuật, công nghệ, thiết kế và xã hội. Tiêu biểu như đồ họa máy tính, sản xuất video, làm phim kỹ thuật số, thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, biên tập video, in 3D…

Dưới góc nhìn của một người trẻ từng du học và trở thành giảng viên tại xứ kiwi, anh Minh Nguyễn (giảng viên tại trường Yoobee College, New Zealand) cho biết mũi nhọn đào tạo nhóm ngành sáng tạo của quốc gia này là kỹ năng thực hành với môi trường học có tính thực tiễn cao.

nganh hoc sang tao,  dao tao New Zealand anh 2

Khoảng thời gian theo học tại New Zealand, việc anh Minh thực hiện nhiều nhất là “vác máy” đi quay và làm hậu kỳ phim: “Tuần đầu tiên nhập học, trường cung cấp cho tôi một máy quay và yêu cầu bắt tay vào làm phim lập tức. Từ đó về sau, 99% chương trình học là thực hành. Kết thúc năm đầu tiên, tôi có trong tay khoảng 10 phim ngắn”.

Với xuất phát điểm là một nhà thiết kế nội thất rẽ hướng lĩnh vực phim ảnh, chương trình học đã giúp anh Minh cọ xát với nghề, tiếp cận những chuyên gia quốc tế, từ đó trở thành một nhà làm phim chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, anh được 3 công ty đầu ngành ở Việt Nam chào đón, gặt hái không ít trái ngọt trên hành trình sự nghiệp với loạt dự án tạo tiếng vang.

Đồng quan điểm với anh Minh, anh Phạm Lý Sơn Tùng (FX Pipeline Technical tại Weta Digital, New Zealand) đánh giá chương trình giáo dục New Zealand chú trọng kỹ năng và khả năng áp dụng vào thực tế của sinh viên, không giới hạn việc học trên giảng đường.

Thời gian theo học tại Học viện Kỹ nghệ Lifeway College và Media Design School giúp anh Tùng có hành trang kiến thức, kỹ năng làm nghề, trước khi trở thành chuyên gia về kỹ xảo điện ảnh (VFX) và hoạt hình 3D.

“Tôi kết thúc năm cuối ở Media Design School bằng một project thực tế, phần nào giúp tôi hiểu được cách thực hiện một bộ phim VFX và định hướng tương lai. Chương trình học giàu tính ứng dụng giúp tôi cọ xát và dấn thân thực hiện đam mê tốt hơn”, anh Tùng chia sẻ.

nganh hoc sang tao,  dao tao New Zealand anh 3

Ngoài ra, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành sáng tạo tại New Zealand rất lớn, trong đó truyền thông đa phương tiện luôn nằm trong danh sách ngành nghề cần thiết, dài hạn. Chính phủ nước này cho phép sinh viên theo học (từ 90 tín chỉ trở lên) tại các tổ chức giáo dục có cơ hội tìm việc trong 3 năm.

Anh Tùng khá lạc quan về thị trường việc làm ngành sáng tạo và khẳng định còn nhiều dư địa trong vòng 5 năm tới. Bởi trong phạm trù chuyên môn, ngành này bao hàm các vị trí nghề nghiệp chuyên về nghệ thuật thuần túy, kỹ thuật hay những vị trí đòi hỏi kỹ năng nghệ thuật lẫn kỹ thuật. Điều này đồng nghĩa những bạn trẻ có đam mê chắc chắn sẽ tìm được vị trí phù hợp.

Cũng theo anh Tùng, đại dịch đã nới rộng biên giới của định nghĩa “work from home” (làm việc từ xa). “Bằng chứng là nhiều bạn trẻ sống tại Việt Nam có thể trở thành nhân sự của các studio hàng đầu ở Anh, New Zealand, Australia… Tôi kỳ vọng có thêm nhiều người Việt làm trong môi trường quốc tế, vì họ rất giỏi”, anh Tùng nói thêm.

Ở một khía cạnh khác, anh Minh cho rằng điều may mắn khi trở thành du học sinh tại New Zealand là tìm đúng môi trường cũng như có đa dạng lộ trình học để rút ngắn thời gian và chi phí học tập.

“Với du học sinh đã tốt nghiệp bậc cử nhân, thông thường họ chọn học bậc thạc sĩ, tiến sĩ hoặc cao hơn. Tuy nhiên với nhóm ngành sáng tạo tại New Zealand, sinh viên được lựa chọn đào tạo nghề hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Quốc gia này có rất nhiều khóa học ngắn hạn đến dài hạn theo từng bậc học. Nhưng bằng cấp đều được công nhận toàn cầu, dù ở tốt nghiệp trường nghề hay đại học”, anh Minh cho biết.

Thực tế, có hàng nghìn khóa học về ngành sáng tạo tại New Zealand, đáp ứng đa dạng nhu cầu về tài chính, thời gian, chuyên ngành của người học. Với những bạn trẻ có kiến thức nền tảng về IT/multimedia thì lộ trình học một năm, nhận chứng chỉ Công nghệ sáng tạo (như Graduate Diploma of Creative Technology) tại Học viện Kỹ nghệ Media Design School là lựa chọn phù hợp. Để tạo điều kiện cho sinh viên trong giai đoạn Covid-19, trường có lộ trình học kết hợp trực tuyến và trực tiếp hoặc 100% trực tuyến.

Trong học kỳ đầu, sinh viên chọn môn học theo chuyên ngành, phù hợp nhu cầu như Hiệu ứng hoạt hình 3D, Thiết kế website tương tác, Thiết kế, Đồ họa chuyển động, Thực tế ảo… Cuối kỳ, sinh viên được tham gia thực hiện dự án để ứng dụng kiến thức.

Những bạn trẻ có hứng thú ngành công nghệ sáng tạo nhưng chưa xác định được chuyên môn có thể chọn các khóa học ngắn hạn trong một năm. Đơn cử là Digital Creativity Foundation Programme tại Media Design School - khóa học giúp người học tiếp cận các khía cạnh của lĩnh vực, từ đó chọn ra định hướng riêng.

New Zealand có những khóa học, chương trình đào tạo dành cho bạn trẻ yêu thích lĩnh vực điện ảnh. Nếu muốn trở thành nhà phê bình điện ảnh, nghiên cứu các học thuyết, bạn trẻ có thể chọn ngành Truyền thông, Điện ảnh và Truyền hình tại ĐH Auckland hoặc ĐH Victoria Wellington. Mơ ước trở thành nhà làm phim chuyên nghiệp với nhiều dự án trong portfolio (hồ sơ năng lực) ngay sau khi ra trường, sinh viên có thể tham khảo chương trình đào tạo tại các học viện kỹ nghệ, nổi bật là Yoobee colleges.

nganh hoc sang tao,  dao tao New Zealand anh 4

Không chỉ ghi điểm bởi chương trình đào tạo đa dạng, môi trường học tập quốc tế tại New Zealand tạo điều kiện để du học sinh cọ xát thực tế từ rất sớm và mở rộng mạng lưới quan hệ - nền tảng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo. Bên cạnh đó, bằng cấp được công nhận toàn cầu cũng là lợi thế để người học có thêm nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Chìa khóa du học New Zealand 2021", Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng ISB-UEH tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm (Taster class), gồm 10 lớp học.

Trong đó, có lớp học trải nghiệm “Thiết kế ý tưởng” với sự tham gia giảng dạy của Giảng viên cao cấp ngành Thiết kế từ ĐH Massey. Đây là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng công nghệ thiết kế trên các nền tảng đa phương tiện, thiết bị di động và thực tế ảo. Tại lớp học, học sinh, sinh viên Việt Nam được tương tác trực tiếp với giảng viên và cập nhật xu hướng nghề nghiệp của ngành học để đưa ra lựa chọn cho tương lai.

Độc giả quan tâm có thể đăng ký học và tham khảo các lớp học trải nghiệm khác tại đây.

Hình thức: Học trực tuyến trên Zoom | Thời gian: 21/11.

Giang Chi Anh - Uyển Nguyên

Đồ họa: Hoài Trần

Bình luận

Bạn có thể quan tâm