Từ những giấc mơ lớn
Vào tháng 5/2014, công ty Microsoft đã công bố kế hoạch đưa tính năng phiên dịch vào ứng dụng trò chuyện trực tuyến Skype. Tính năng này hoạt động dựa trên phát minh mới về phần mềm ứng dụng và một hệ thống phần cứng tiên tiến với những chip vi xử lý siêu nhanh, siêu nhỏ gọn kích thước 14 nm. Dự án mang tính cách mạng này sẽ góp phần hiện thực hóa ước mơ vượt qua rào cản ngôn ngữ và mở ra cơ hội kết nối cho công dân trên toàn thế giới.
Đứng đằng sau những cuộc cách mạng và giấc mơ công nghệ như trên là sự hỗ trợ của các kỹ sư điện - điện tử đang miệt mài kiến tạo tương lai tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Rất nhiều trong số đó hiện đang làm việc tại Việt Nam, nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới như Intel, eSilicon, Marvel, Uniquify, AppliedMicro (AMCC), Samsung Datalogic...
Đi cùng với sự phát triển của các tập đoàn công nghệ là nhu cầu nhân lực kỹ thuật có chất lượng quốc tế, có khả năng lãnh đạo và hiểu biết về thị trường Việt Nam. Đó cũng chính là lý do ĐH RMIT quyết định đưa ngành học cử nhân Kỹ thuật (chuyên ngành Điện - Điện tử) từ Melbourne về Việt Nam để góp phần giải quyết bài toán nhân lực và đóng góp cho sự phát triển của nền công nghiệp điện - điện tử của quốc gia.
Ngành học kiến tạo tương lai
Chương trình cử nhân Kỹ thuật là ngành học dành cho những bạn trẻ thích thử thách, luôn tìm hiểu cách vận hành của các sản phẩm hi-tech, sản phẩm công nghệ, các thiết bị điện tử... và có mong muốn trở thành những người đi đầu trong việc kiến tạo tương lai và biến ước mơ thành hiện thực.
Là ngành học chủ chốt của ĐH RMIT Melbourne, chương trình xây dựng cho sinh viên nền tảng kiến thức về điện - điện tử cùng kỹ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề kỹ thuật và quản lý dự án. Từ những kiến thức cơ bản về điện tử, lập trình phần cứng, tự động hóa và kỹ thuật truyền thông các kỹ sư tương lai có thể vận dụng kỹ năng phân tích vấn đề để đưa ra những sáng kiến mới và biến điều không thể thành có thể.
Nhằm phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, ĐH RMIT Việt Nam đã đầu tư hơn 400.000 USD để xây dựng 3 phòng học đa chức năng với các thiết bị thực hành chuyên dụng dành riêng cho ngành Kỹ thuật. Điều này cho phép sinh viên có cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế xuyên suốt quá trình học tập.
Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
Để đảm bảo chương trình gắn liền với thực tiễn và đáp ứng kỳ vọng của nhà tuyển dụng tại thị trường Việt Nam, ĐH RMIT đã trao đổi và mời quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ đa quốc gia tại Việt Nam vào ban cố vấn của chương trình.
Ngoài việc đóng góp ý kiến và ví dụ thực tiễn cho chương trình, ban cố vấn sẽ thường xuyên đến trường chia sẻ kinh nghiệm trong các tiết học và tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực tế qua các chuyến tham quan và cơ hội thực tập.
Kỹ thuật và công nghệ là một phần không thể tách rời của tất cả công ty trong mọi lĩnh vực. Với lợi thế kiến thức chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử tại ĐH RMIT không chỉ có khả năng đảm nhiệm vị trí kỹ sư ở các công ty trong ngành, mà còn có thể phụ trách quản lý và phát triển hệ thống kỹ thuật, tư vấn, nghiên cứu và kinh doanh sản phẩm điện - điện tử ở các công ty đa quốc gia.
Để tạo điều kiện cho các phụ huynh và sinh viên tương lai tìm hiểu về các ngành học với sự tư vấn của các giảng viên, trò chuyện cùng cựu sinh viên và định hướng nghề nghiệp, ĐH RMIT Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện Con đường đến RMIT và tương lai của tôi.
Chủ nhật 13/7, 8h30 - 11h45 tại TP.HCM
Đăng ký tham dự tại đây hoặc gọi số (84-8) 3776 1369 để biết thêm chi tiết.
Tư liệu: RMIT