Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ làm phẫu thuật kẹp tắc dây rốn nuôi khối thai bất thường, nhằm cứu sống thai bình thường còn lại. Ảnh: BVCC. |
Chị H. (25 tuổi, nhà ở Bắc Giang) lập gia đình một năm thì có thai tự nhiên.
Tuần thai thứ 7, gia đình vui mừng khi biết được đang mang song thai. Lúc 11 tuần khám siêu âm phát hiện một thai sống 11 tuần và một phôi thai 9 tuần không rõ tim thai.
Từ Bắc Giang, chị H. đi đến các bệnh viện chuyên khoa Sản lớn tại Hà Nội. Kết quả, một thai phát triển tốt, còn một khối thai không rõ tim thai nhưng kích thước vẫn lớn lên theo thời gian.
Các bác sĩ nghi ngờ đây là biến chứng thai kỳ trong song thai một nhau 2 ối, thuật ngữ chuyên môn gọi là hội chứng TRAPS. Chị H. được các bác sĩ tư vấn đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) để điều trị.
Nỗ lực cứu bào thai còn sống
TRAPS là một biến chứng hiếm gặp của song thai có chung một bánh nhau, tỷ lệ rất hiếm gặp.
Trước nguy cơ tử vong của thai bình thường (thai bơm), ngày 23/8, từ Bắc Giang, vợ chồng chị H. tìm đến khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ khám, siêu âm và tư vấn tiền sản.
Kết quả cho thấy chị H. mang song thai có chung một nhau và 2 túi ối. Thai được 22 tuần 4 ngày, cả 2 thai bị đa ối, kèm hội chứng TRAPS (kích thước khối thai không đầu, không tim 72x121x65 mm).
Các bác sĩ hội chẩn và quyết định cho chị H. nhập viện để chuẩn bị phẫu thuật kẹp tắc dây rốn nuôi khối thai bất thường, nhằm cứu sống thai bình thường còn lại.
Bác sĩ trưởng khoa Chăm sóc trước sinh trực tiếp thực hiện ca mổ. Dưới hướng dẫn của siêu âm đưa trocart vào buồng ối của khối thai bất thường, bác sĩ kẹp tắc dây rốn nuôi khối thai không đầu, không tim.
Sau đó, phổ doppler không thấy dòng máu chảy vào khối thai bất thường nữa. Bác sĩ cũng đồng thời tiến hành giảm ối được một lít từ buồng ối thai bất thường và lấy 30 ml nước ối từ khoang ối thai bình thường để làm xét nghiệm karyotype (để xem thai bình thường còn lại có bị bất thường nhiễm sắc thể không).
Chào đón hạnh phúc
Sau phẫu thuật, chị H. có xuất hiện dấu hiệu sinh non và được bác sĩ giải quyết ổn.
Thai phụ 25 tuổi trở về quê Bắc Giang để dưỡng thai. May mắn, mọi chỉ số trên siêu âm đều cho thấy thai lớn lên theo đúng với tuổi thai. Khối thai bất thường không lớn lên nữa, sau đó có xu hướng nhỏ dần.
Bé trai 3,3 kg chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của gia đình. Ảnh: BVCC. |
Bước qua tuần 28, 32 và 36 tuần khỏe mạnh, đến khi thai được 38 tuần 3 ngày, chị H. chuyển dạ và được mổ lấy thai thành công. Bé trai nặng 3,3 kg chào đời khỏe mạnh trong niềm niềm vui của gia đình.
TRAPS là một biến chứng hiếm gặp của song thai có chung một bánh nhau. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng, TRAPS được cho là kết quả của sự thông nối bất thường giữa các mạch máu trong bánh nhau của cả hai thai.
TRAPS xảy ra ở khoảng 1% các trường hợp song thai một bánh nhau, với tỷ lệ 1/35.000 ca sinh.
Trong hội chứng TRAPS, có một thai được gọi là "thai không tim", "thai TRAP", là khối thai không có tim hoặc có tim nhưng không hoạt động và nhận máu từ thai còn lại được gọi là “thai bơm”.
Bởi vì chỉ có một trái tim của thai bơm phải bơm máu cho cả hai thai, thai bơm có nguy cơ bị suy tim.
Nếu TRAPS không được điều trị, thai bơm sẽ không sống sót trong 50% đến 75% trường hợp do suy tim. Khi thai không tim không thể sống và phát triển bất thường ngày càng lớn, nguy cơ đối với thai bơm tăng lên.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.