Câu 1: Nhân vật Thị Kính mắc phải hàm oan nào?
Theo sách “Đi tìm điển tích thành ngữ”, câu chuyện này bắt nguồn từ nỗi oan của phụ nữ tên Thị Kính. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu áo, chồng là Thiện Sĩ đọc sách ngủ gục trên bàn. Thấy mặt chồng có râu mọc ngược, Thị Kính lấy dao định cắt bỏ, bất ngờ chồng choàng dậy. Mẹ chồng nghi Thị Kính chủ ý giết chồng nên la mắng, chửi bới rồi đuổi đi. Nghĩa bóng của thành ngữ "Oan Thị Kính" nhằm chỉ nỗi oan bị vu họa, không cách gì thanh minh được. |
Câu 2: Bị đuổi ra khỏi nhà, Thị Kính đã đổi tên thành…?
Sau khi bị hàm oan, phải ra khỏi nhà chồng, Thị Kính đóng giả thành đàn ông tên Kính Tâm, xin vào chùa đi tu. Tại đây, Thị Kính thêm một lần nữa mắc phải hàm oan. |
Câu 3: Ai đã vu họa cho Thị Kính?
Thị Mầu lẳng lơ, tưởng Kính Tâm là đàn ông nên đem lòng yêu mến. Khi không được đáp lại, Thị Mầu đổ cho "chú tiểu" Kính Tâm là "tác giả" của cái thai trong bụng mình. |
Câu 4: Thị Kính bị chùa phạt thế nào sau hàm oan?
Sau khi bị Thị Mầu vu họa, Kính Tâm bị làng “phạt vạ”, bị đuổi ra khỏi chùa. Thị Mầu sinh con, mang bỏ trước cổng chùa để “trả lại cho chú tiểu”. Kính Tâm thương cháu bé nên nuôi lớn. 3 năm sau, Kính Tâm mắc bệnh nặng vì lao lực rồi mất. Trước khi qua đời, Kính Tâm viết bức thư để lại cho nhà chồng. Xem tâm thư của "chú tiểu" Kính Tâm để lại, người nhà mới biết tội mưu giết chồng là oan ức. Khi liệm thi hài, sư, sãi trong chùa mới rõ Kính Tâm là phụ nữ. Cả hai nỗi oan đều được tháo gỡ. |
Câu 5: "Quan Âm Thị Kính" là tác phẩm văn học được viết theo dạng?
Theo sách “Điển hay, tích lạ”, "Quan Âm Thị Kính" là tác phẩm văn học được viết theo thể loại truyện thơ bằng chữ Nôm. Tác phẩm được Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1961, gồm 786 câu thơ lục bát. Bản truyện thơ Nôm được in bằng chữ Quốc ngữ lần đầu tiên vào năm 1911, do tác giả Phan Thị An phiên âm và hiệu đính, có 788 câu thơ lục bát. |
Câu 6. Ai là tác giả của truyện thơ "Quan Âm Thị Kính"?
"Quan Âm Thị Kính" là tác phẩm văn học khuyết danh. Đến nay, chưa ai biết chính xác tác giả của tác phẩm này, dù có những nghi vấn khác nhau về chủ nhân là một trong 2 tác giả sống vào thế kỷ 19: Nguyễn Cấp và Đỗ Trọng Dư. |