Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dịch vụ nào là công ích thiết yếu?

Nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thiết yếu, ngân hàng, luật sư, cơ sở giáo dục, chứng khoán, tang lễ... là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Trong thông báo về cấp giấy đi đường, Công an Hà Nội cho biết Phòng CSGT cấp giấy cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu. Công an xã, phường, thị trấn cấp giấy cho tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Vậy theo quy định hiện hành, những tổ chức, doanh nghiệp nào hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu?

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), công văn 2601/KGVX do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 3/4/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng đã quy định rõ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Danh sách này gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu.

Ngoài ra, danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu còn có cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc; cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm; chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, tang lễ.

Những đơn vị trên được hoạt động tại các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và là các đơn vị thuộc nhóm do công an cấp xã cấp giấy đi đường (nhóm 6).

Về quy trình, luật sư Thơm cho biết công an cấp phường là đầu mối hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xin cấp giấy. Sau đó, công an và UBND sở tại phối hợp với cơ quan thuế để xác minh tính hợp pháp của đối tượng thuộc lĩnh vực thiết yếu.

Để làm thủ tục xin cấp giấy, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuộc nhóm 6 cần chuẩn bị: Giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế, công văn đăng ký cấp giấy, phương án phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, lịch phân công, bố trí lao động, danh sách nhân viên và biểu mẫu kê khai theo hướng dẫn của Công an Hà Nội.

Sau đó, các tổ chức, doanh nghiệp này gửi hồ sơ hợp lệ cho công an xã, phường, thị trấn để chính quyền địa phương xét duyệt.

Dich vu cong ich thiet yeu anh 1

Công an Hà Nội kiểm soát giấy đi đường mới từ ngày 8/9

Từ 6h ngày 8/9, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát toàn bộ người và phương tiện ra, vào thành phố và vùng 1 theo giấy đi đường có nhận diện bằng mã QR.

Công an TP.HCM không đổi giấy đi đường sau 6/9 nếu kéo dài giãn cách

Công an TP.HCM khẳng định nếu UBND TP.HCM gia hạn thời gian giãn cách sau ngày 6/9 thì giấy đi đường cũng sẽ được kéo dài hiệu lực.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm