Con tôi bị nổi ban đỏ khắp người. Người thì cho là tay chân miệng, người khác lại cho là thủy đậu. Bác sĩ có thể chỉ cách cho tôi phân biệt hai loại ban này được không?
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)
Thuỷ đậu và tay chân miệng là 2 bệnh truyền nhiễm xuất hiện phổ biến ở trẻ em và có tốc độ lây nhiễm khá cao.
Hai bệnh này có nhiều dấu hiệu khá giống nhau, đặc biệt là vết ban, rất dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn.
Thủy đậu | Tay chân miệng | |
Phân bố các nốt ban | Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể | Ban xuất hiện giống các vết loét bên trong miệng, trên da, lòng bàn chân, gối, mông |
Sự xuất hiện các nốt ban | Ban xuất hiện ở thời điểm khác nhau sau khi phát bệnh | Một số trường hợp phát ban không rõ ràng, chỉ có loét miệng |
Tiến triển các nốt ban | Nhanh | Nhanh |
Kích thước ban | Kích thước trung bình 5-10 mm | Kích thước nhỏ, 2-3 mm |
Thời gian tồn tại ban | 1-2 tuần | Dưới 7 ngày |
Biểu hiện khác | Sốt, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy |
Di chứng | Có thể để lại sẹo lõm, nông | Có thể để lại vết thêm, hiếm khi loét hay nội nhiễm |
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.