Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Diễn biến bất ngờ vụ bé trai đập vỡ bình quý 3.500 năm trong bảo tàng

Cả gia đình của cậu bé làm vỡ bình được mời trở lại bảo tàng Hecht (Israel) và theo dõi quá trình phục chế chiếc bình quý hiếm 3.500 năm tuổi.

Cậu bé làm vỡ bình quý 3.500 năm được mời trở lại bảo tàng Câu bé Ariel Geller (4 tuổi) và gia đình đã được mời trở lại bảo tàng Hecht (Israel) để theo dõi quá trình phục chế chiếc bình cổ mà cậu đã đập vỡ trước đó.

Việc làm vỡ một hiện vật quý hiếm của bảo tàng có niên đại hàng nghìn năm có lẽ sẽ khiến bạn bị cấm vào bảo tàng ít nhất là suốt phần còn lại của cuộc đời.

Tuy nhiên, một cậu bé 4 tuổi có tên Ariel Geller vô tình làm đổ một chiếc bình từ thời đồ đồng, khiến hiện vật vỡ thành nhiều mảnh, đã được chào đón trở lại Bảo tàng Hecht ở Haifa (Israel) một tuần sau sự cố đáng tiếc xảy ra, Guardian đưa tin.

Chiếc bình nguyên vẹn hiếm thấy

"Tôi chỉ mất tập trung trong giây lát", bà Anna Geller - mẹ của cậu bé Ariel kể lại. “Và sau đó tất cả những gì tôi biết là một tiếng rơi vỡ lớn sau lưng tôi”. Ariel là con út trong gia đình có 3 đứa con ở thị trấn Nahariya, miền Bắc Israel.

Ariel lúc đó đang xem các hiện vật cổ của bảo tàng. Cô Anna nhìn đi chỗ khác trong giây lát. Sau đó, một tiếng động lớn vang lên, chiếc bình quý hiếm 3.500 năm tuổi bị vỡ trên mặt đất, và con trai cô đứng bên cạnh, đầy kinh ngạc.

vo binh anh 1

Ảnh: Hecht Museum staff.

Chiếc bình thời đại đồ đồng mà Ariel làm vỡ tuần trước vốn được trưng bày tại Bảo tàng Hecht ở Haifa trong 35 năm qua. Đây là một trong số ít những chiếc bình vẫn còn nguyên vẹn khi được phát hiện. Hiện vật này được cho là từng được dùng để đựng rượu hoặc dầu, và có niên đại từ năm 2200 đến 1500 trước Công nguyên.

Hôm 30/8, gia đình cậu bé Ariel đã quay trở lại bảo tàng. Ariel tặng bảo tàng một chiếc bình đất sét của bản thân và được nhân viên cũng như người quản lý bảo tàng rộng lượng tha thứ.

Anh Alex - cha của Ariel - kể lại rằng cậu con út của anh là cậu bé vô cùng tò mò và khi nghe thấy tiếng rơi vỡ vào thứ sáu tuần trước (23/8), "làm ơn đừng để đó là con tôi" là suy nghĩ đầu tiên chạy qua đầu anh.

"Tôi ngại quá", Anna nói, và cô đã cố gắng hết sức để trấn an con trai sau khi chiếc bình vỡ. "Con nói với tôi rằng bé chỉ muốn xem bên trong có gì".

Sẽ sớm trưng bày lại

Chiếc bình là một trong số nhiều hiện vật được trưng bày bên ngoài, và mục đích của Bảo tàng Hecht là cho phép du khách khám phá lịch sử mà không có rào cản bằng kính, Inbar Rivlin, giám đốc bảo tàng cho biết.

vo binh anh 2

Chiếc bình được trưng bày ở lối vào bảo tàng.

Bà cho biết bà muốn dùng đợt phục chế này như một cơ hội giáo dục và để đảm bảo rằng gia đình Geller, những người đã cắt ngắn chuyến thăm bảo tàng ban đầu của họ ngay sau khi Ariel làm vỡ chiếc bình vào tuần trước, cảm thấy được chào đón khi quay trở lại.

Có rất nhiều trẻ em tại bảo tàng vào ngày hôm đó và Alex cho biết anh "rất sốc" sau khi biết rằng chính con trai mình đã gây ra sự việc.

Alex đã đến gặp các nhân viên bảo vệ để báo với họ chuyện gì đã xảy ra với hy vọng rằng đó là một mô hình chứ không phải là một hiện vật thực sự. Người cha thậm chí còn đề nghị trả tiền khắc phục thiệt hại.

"Nhưng họ đã gọi điện và nói rằng hiện vật có bảo hiểm và sau khi họ kiểm tra camera và thấy rằng đó không phải là hành vi phá hoại, họ mời chúng tôi quay lại để tham quan bù", Alex cho hay.

Các chuyên gia đang sử dụng công nghệ 3D và video độ phân giải cao để phục chế chiếc bình, có thể sẽ được trưng bày trở lại sớm nhất là vào tuần tới.

"Đó thực sự là điều thú vị đối với những đứa con lớn của tôi, quá trình họ phục chế chiếc bình và tất cả công nghệ mà họ đang sử dụng ở đó", Alex nói.

Roee Shafir, một chuyên gia phục chế tại bảo tàng, cho biết việc sửa chữa sẽ khá đơn giản, vì các mảnh vỡ được lấy từ một chiếc bình hoàn chỉnh duy nhất. Các nhà khảo cổ học thường phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn là sàng lọc các đống mảnh vỡ từ nhiều đồ vật và cố gắng ghép chúng lại với nhau.

Ông Shafir nói thêm rằng các hiện vật nên được công chúng tiếp cận, ngay cả khi xảy ra tai nạn vì việc chạm vào một hiện vật có thể khơi dậy sự quan tâm sâu sắc hơn đến lịch sử và khảo cổ học.

"Tôi thích mọi người chạm vào. Không phải là làm vỡ, chạm vào đồ vật rất quan trọng", ông nói.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Hạnh Di

Bạn có thể quan tâm