Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Điều cần làm để phòng bệnh dại khi bị chó cắn

Anh trai tôi vừa bị chó nhà hàng xóm cắn. Xin hỏi anh tôi có cần tiêm phòng bệnh dại không? Và cần làm gì để ngừa bệnh dại?

Anh trai tôi vừa bị chó nhà hàng xóm cắn. Xin hỏi anh tôi có cần tiêm phòng bệnh dại không? Và cần làm gì để ngừa bệnh dại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, bệnh dại gần như gây tử vong 100%.

Trong 99% trường hợp, chó nhà là nguyên nhân truyền virus bệnh dại sang người. Tuy nhiên, bệnh dại có thể ảnh hưởng đến cả vật nuôi và động vật hoang dã. Nó lây lan sang người và động vật qua nước bọt, thường là qua vết cắn, vết trầy xước hoặc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc (ví dụ: Mắt, miệng hoặc vết thương hở).

Trẻ em từ 5 đến 14 tuổi là nạn nhân thường xuyên bị chó cắn.

Y học hiện có sẵn các loại vaccine phòng bệnh dại hiệu quả cho mọi người sau khi phơi nhiễm (dưới dạng PEP) hoặc trước khi tiếp xúc với bệnh dại (PrEP).

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) được khuyến nghị cho người làm một số nghề nghiệp có nguy cơ cao (chẳng hạn nhân viên phòng thí nghiệm xử lý bệnh dại và virus liên quan đến bệnh dại) và người có hoạt động nghề nghiệp hoặc cá nhân có thể dẫn đến tiếp xúc trực tiếp với dơi hoặc động vật có vú khác có nguy cơ mắc bệnh dại (nhân viên kiểm soát dịch bệnh động vật, kiểm lâm động vật hoang dã).

PrEP cũng có thể được chỉ định cho những người du lịch ngoài trời và những người sống ở vùng sâu vùng xa, vùng lưu hành bệnh dại cao với khả năng tiếp cận hạn chế với thuốc sinh học bệnh dại.

Trong khi đó, dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là phản ứng khẩn cấp đối với phơi nhiễm bệnh dại. Điều này ngăn không cho virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây nguy cơ tử vong cao. PEP bao gồm:

  • Rửa kỹ bằng nước và xà phòng trong ít nhất 15 phút và điều trị tại chỗ vết thương càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ bị phơi nhiễm;
  • Liệu trình vaccine dại mạnh, hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO;
  • Tiêm globulin miễn dịch bệnh dại hoặc kháng thể đơn dòng vào vết thương, nếu được chỉ định.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh dại, việc sử dụng một liệu trình PEP đầy đủ được khuyến nghị như sau:

Các loại tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh dại Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm
Loại I - Chạm hoặc cho động vật ăn, động vật liếm trên da nguyên vẹn (không tiếp xúc) Rửa bề mặt da tiếp xúc, không PEP
Loại II - Động vật cắn vào vùng da hở, trầy xước nhẹ hoặc trầy da mà không chảy máu (phơi nhiễm) Rửa vết thương và tiêm phòng ngay
Loại III - Một hoặc nhiều vết cắn hoặc trầy xước hở da, nhiễm bẩn màng nhầy hoặc da bị xước chứa nước bọt do động vật liếm, phơi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dơi (phơi nhiễm nghiêm trọng) Rửa vết thương, tiêm phòng ngay lập tức và tiêm globulin miễn dịch/kháng thể đơn dòng kháng dại

Phơi nhiễm loại II và III yêu cầu PEP.

Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Dấu hiệu bạn đã mắc bệnh dại

Tôi được biết bệnh dại chủ yếu xảy ra do bị chó cắn. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng của căn bệnh này?

Độc giả Huyền My

Bạn có thể quan tâm