Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Điều cần tránh khi chăm trẻ sốt xuất huyết

Con tôi bị sốt xuất huyết, có dấu hiệu kèm theo là tiêu chảy. Một số người khuyên tôi nên cho con ăn ít lại, giảm lượng nước uống. Xin hỏi điều này có đúng không?

Con tôi bị sốt xuất huyết, có dấu hiệu kèm theo là tiêu chảy. Một số người khuyên tôi nên cho con ăn ít lại, giảm lượng nước uống. Xin hỏi điều này có đúng không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM

Nhiều người, nhất là những người có con đầu lòng thường lung túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết.

Một số trẻ sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục. Nếu bạn cho con nhịn ăn, nhịn uống sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức. Một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật.

Giải pháp tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải. Bên cạnh đó, phụ huynh cung nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài.

Một sai lầm thường gặp nữa là nhiều bà mẹ khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều, cha mẹ cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong.

Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng… nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh của trẻ để có hướng chăm sóc thích hợp.

Khi thấy trẻ sốt, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán xem có bị sốt xuất huyết không. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt tại nhà. Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng, bé phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.

Đặc biệt, trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng (bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam máu răng, tay chân lạnh, ói ra máu…) cần nhập viện cấp cứu dù là ngay trong đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm, bệnh nhi có thể sốc sâu, không phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật


Nhóm thực phẩm người mắc sốt xuất huyết nên kiêng ăn

Người bệnh sốt xuất huyết nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu và hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ uống chứa caffeine…

Độc giả Minh Anh

Bạn có thể quan tâm