Khi bạn đói, cơ thể lại bắt đầu tích lũy chất béo. Ảnh: Bustle.com |
1. Tụt đường huyết
Thông thường, cơ thể của bạn tiêu thụ hết thức ăn khoảng 6 giờ sau khi dùng bữa. Khi bạn đói, hệ tiêu hóa không thể phân tách thức ăn và lấy glucose cung cấp năng lượng cho các hoạt động thông thường. Não bộ cũng kém linh hoạt do lượng đường huyết giảm. Bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,tim đập nhanh, vã mồ hôi...
2. Cơ thể giải phóng hormone
Để bù đắp sự thiếu hụt glucose, cơ thể của bạn đi vào trạng thái tĩnh và gửi tín hiệu đến não để giải phóng các hormone điều chỉnh lượng đường huyết. Chất adrenaline được giải phóng trong tình huống này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lo âu và dễ cáu gắt.
3. Cơ thể ngừng sản xuất các chất dinh dưỡng khác
Cơ thể bạn lấy từ thức ăn glucose và nhiều chất dinh dưỡng như axit amin, axit béo, ... và gửi chúng theo đường máu để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Khi đói, các cơ chế tiêu hóa và sản xuất, vận chuyển chất dinh dưỡng cũng ngưng lại, các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động bình thường vì thiếu dưỡng chất.
4. Cơ thể tích lũy chất béo
Khi bạn ăn uống thất thường và thường xuyên chịu đói, cơ thể có hiện tượng "phản ứng cơn đói". Cơ thể thực hiện tự điều chỉnh quá trình trao đổi chất và lưu trữ chất béo để tích trữ và duy trì nguồn năng lượng hạn chế trong thời gian dài nhất.
5. Cơ thể dùng năng lượng từ cơ bắp
Những người đang giảm cân nghĩ rằng luyện tập lúc đói sẽ hiệu quả nhanh hơn. Điều này là sai lầm. Khi nguồn năng lượng cạn dần, cơ thể sẽ sử dụng protein ở các cơ bắp để lấy năng lượng duy trì sự sống. Nhịn ăn thường xuyên sẽ khiến lượng cơ bắp của bạn giảm nhanh chóng và quá trình giảm cân không hiệu quả.