Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều gì xảy ra khi nhau thai sót lại trong cơ thể sau sinh?

Theo Healthnews, dù hiếm khi xảy ra, nhau thai sót lại vẫn có nguy cơ gây chảy máu và đe dọa tính mạng sản phụ nếu không được điều trị kịp thời.

Nhau thai giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ thai phụ đến em bé. Ảnh: Shutterstock.

Nhau thai là một cơ quan liên tục cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và loại bỏ chất thải để em bé phát triển khỏe mạnh suốt thai kỳ. Thông thường, nhau thai sẽ được cơ thể đưa ra ngoài sau sinh, nhưng vẫn có lúc, nó còn sót lại, gây ra các biến chứng không mong muốn.

Trong quá trình sinh nở, phụ nữ sẽ trải qua 3 giai đoạn chính, bao gồm các cơn co thắt bắt đầu, sau đó là sự giãn nở hoàn toàn cổ tử cung, sinh em bé và giao nhau thai.

Khi em bé được sinh ra, vòng đời của nhau thai sẽ kết thúc. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng toàn bộ nhau thai một cách tự nhiên, tương tự quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, trong khoảng 1-3% ca sinh thường, nhau thai còn sót lại có thể gây chảy máu và đe dọa đến tính mạng.

Nhau thai sót lại nguy hiểm như thế nào?

Nhau thai sót lại thường được phát hiện từ 20 đến 60 phút sau sinh, tình trạng chảy máu theo đó cũng có khả năng xảy ra. Khoảng thời gian này, việc loại bỏ nhau thai bằng tay được xem là hành động nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì nếu để lâu khoảng 30 phút nữa, nguy cơ sản phụ xuất huyết nặng và phải truyền máu tăng lên rất nhiều.

Các trường hợp nhau thai sót lại là một biến chứng của việc sinh thường. Còn với sinh mổ, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ nhau thai bằng tay trong lúc sinh.

Healthnews thông tin có ba loại nhau thai bị sót lại. Đầu tiên là loại nhau thai bám chặt - đây là dạng phổ biến nhất xảy ra khi các cơn co tử cung không đủ mạnh để tống nhau thai ra ngoài.

Loại thứ 2 là nhau thai cài răng lược (Placenta accreta) - dạng hình thành không phù hợp ngay từ đầu thai kỳ - thay vì bám vào niêm mạc, nhau thai bám vào thành cơ tử cung. Dạng này cũng tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng.

Loại thứ 3 là nhau thai bị mắc kẹt. Nó xảy ra khi cổ tử cung đóng lại trước lúc nhau thai được giải phóng.

Sot lai nhau thai anh 1

Phụ nữ mang thai cần khám sàng lọc trước sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ảnh: Australian Unity.

Đối tượng có nguy cơ bị sót nhau thai?

Healthnews liệt kê những người có khả năng có bị sót nhau là người sử dụng oxytocin (Pitocin) kéo dài để gây chuyển dạ, người có tiền sử mang thai nhiều lần, tiền sử phẫu thuật tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, sinh non, tử cung bất thường, tiền sử sót nhau, thai chết lưu.

Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng này là xuất huyết sau sinh và đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng là một yếu tố rủi ro nếu nhau thai vẫn còn trong tử cung. Vì vậy, loại bỏ nhau sót là điều rất cần thiết sau sinh.

Ngay cả khi loại bỏ nhau thai xong, phụ nữ vẫn nên theo dõi sức khỏe do nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng vẫn còn rất cao. Những dấu hiệu để phụ nữ nhận biết là chảy máu nhiều và bất thường, xuất hiện máu đông lớn từ âm đạo, sốt, khí hư có mùi hôi, đau bụng.

Sót nhau rất khó để dự đoán trước. Do đó, sau khi sinh em bé, bác sĩ có thể nhẹ nhàng kéo dây rốn và xoa bóp tử cung để giúp đẩy nhau thai ra ngoài. Ngoài ra, phụ nữ nên khám sàng lọc trước sinh nếu phát hiện bản thân có yếu tố nguy cơ bị sót nhau thai.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Nhiều địa phương nỗ lực kiểm soát ổ dịch dại

Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phát hiện nhiều ổ dịch bệnh dại và ghi nhận liên tiếp các trường hợp bị chó dại cắn gây thương tích nặng, thậm chí tử vong.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm