Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều gì xảy ra khi uống rượu và bia cùng lúc?

Trên những bàn tiệc ngày Tết đôi khi xuất hiện cả rượu và bia. Việc không chú ý và uống nhiều loại cùng lúc có thể dễ dẫn đến nguy cơ mắc phải “dư vị sau cơn say” (hangover).

Uống bia và rượu cùng lúc có thể tăng lượng cồn nạp vào máu, từ đó dễ say hơn. Ảnh: ARK Behavioral Health.

Nhiều chuyên gia đã lưu ý rằng việc uống chung cả bia lẫn rượu cùng lúc có thể gây những rủi ro sức khỏe và dễ say xỉn, song đây không hẳn là yếu tố chính.

Trộn các loại rượu bia đồng nghĩa với việc đưa nhiều cồn hơn vào cơ thể. Khi đó, ảnh hưởng từ cồn sẽ mạnh hơn, tương tự uống một loại rượu nhưng uống nhiều cùng lúc.

Ngoài ethanol là thành phần chính trong các loại đồ uống có cồn, mỗi loại bia rượu lại có các hóa chất khác nhau, dẫn đến khả năng xuất hiện tác dụng phụ khi trộn lẫn bia rượu.

Một số người thường truyền tai nhau câu nói “Beer before liquor, never been sicker. Liquor before beer, you’re in the clear” (tạm dịch: Không gì tệ hơn khi uống bia trước rượu. Uống rượu trước bia, bạn sẽ thoát khỏi nguy hiểm).

Các chuyên gia đã giải thích câu nói trên dựa vào cách hoạt động của cơ thể. Bia hay vang sủi là đồ uống có ga, khi uống trước sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng tốc độ hấp thu rượu.

Do đó, uống bia trước rượu sẽ dễ say nhanh hơn. Trong khi ngược lại, rượu thường có nồng độ cồn cao hơn nên khi uống rượu trước, lượng cồn trong máu cao khiến người uống nhanh say hơn, từ đó có thể không muốn uống thêm bia, theo New York Times.

Tuy nhiên, tiến sĩ Roshini Rajapaksa, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trường Y Đại học New York, Mỹ, cho biết thứ tự uống không phải vấn đề. Mấu chốt là lượng cồn nạp vào người.

Theo ARK Behavioral Health, cơ sở cai nghiện ma túy và rượu tại Mỹ, các loại bia rượu khác nhau sẽ chứa hàm lượng hợp chất congeners khác nhau. Nạp nhiều congeners vào người sẽ dễ dẫn đến tình trạng hangover, buồn nôn và chóng mặt dữ dội hơn vào ngày hôm sau.

Vừa uống bia vừa uống rượu về bản chất là tiêu thụ lượng cồn lớn trong một lần uống, từ đó có thể gây nên các triệu chứng do uống quá mức như suy giảm nhận thức, buồn ngủ, khó xác định phương hướng, ra quyết định kém và ngộ độc rượu.

Theo Lassou, không nên uống rượu vang và bia trong một bữa ăn. Cả bia và rượu đều chứa sulfit sẽ phản ứng với nhau trong dạ dày. Điều này có thể gây đau đầu hoặc đau bụng.

Các chuyên gia cho rằng hiện không có nhiều bằng chứng nói uống bia và rượu cùng lúc gây những vấn đề sức khỏe khác biệt so với uống một loại bia rượu có cùng lượng cồn. Do đó, cần lưu ý đến hàm lượng cồn tiếp nhận trong mỗi bữa tiệc, dù chỉ uống một loại bia rượu.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Một người mất mạng, hai trường hợp nguy kịch sau cuộc nhậu

Ba người đàn ông ở TP.HCM cùng nhau uống rượu liên hoan, sau đó phải nhập viện cấp cứu. Đáng chú ý, một người đã được điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.

Người đàn ông ở TP.HCM suy thận cấp vì ngộ độc rượu methanol

Gia đình cho biết sau khi uống rượu, người đàn ông mệt nhiều, nôn ói nên gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Những người khác cùng cuộc nhậu cũng bị ngộ độc phải nhập viện.

Người phụ nữ nhập viện vì ăn thịt chó kèm loại lá cực độc

Người phụ nữ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh vàng.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm