Hôm 2/9, hai địa phương tại Trung Quốc đã tuyên bố sẽ điều tra việc trồng và chế biến quả kỷ tử sau khi China Media Group (CMG) đăng phóng sự cáo buộc nông dân sử dụng hóa chất để giúp quả trông đẹp mắt hơn.
Cụ thể, phóng sự của CMG tiết lộ rằng một số nông dân ở Golmud (Thanh Hải) và Tĩnh Viễn (Cam Túc) đã thêm natri metabisulfit hoặc lưu huỳnh công nghiệp trong quá trình sản xuất quả kỷ tử để cải thiện màu sắc và hình thức của sản phẩm.
Chính quyền thành phố Golmud ở Thanh Hải cho biết trong một tuyên bố rằng một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập để tiến hành kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, chế biến và bán quả kỷ tử sau báo cáo của CMG.
"Những người bị phát hiện có các hoạt động bất hợp pháp sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc theo luật pháp", chính quyền thành phố Golmud cho biết. Kết quả điều tra và bất kỳ hành động tiếp theo nào sẽ được công bố kịp thời cho công chúng.
Nông dân một số vùng đã dùng hóa chất cấm để quả kỷ tử trông đẹp mắt hớn. |
Cơ quan an toàn thực phẩm huyện Tĩnh Viễn, tỉnh Cam Túc cũng thông báo thành lập đoàn điều tra chung để kiểm tra việc trồng và chế biến quả kỷ tử. Một cuộc thanh tra đặc biệt sẽ được tiến hành trên toàn huyện và kết quả sẽ được công khai, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Ở Golmud, các quy định của địa phương nghiêm cấm sử dụng natri metabisulfit và các chất thay thế trong quá trình sản xuất và chế biến quả kỷ tử và các sản phẩm liên quan.
Bất chấp các quy định, những người nông dân tại một trang trại ở Golmud thừa nhận đã sử dụng hóa chất này để tăng vẻ ngoài của những quả kỷ tử không thể bán được do chất lượng kém. Những người nông dân nói rằng họ sẽ bị thiệt hại về tài chính nếu không sử dụng natri metabisulfit.
Tại Tĩnh Viễn, nơi trồng kỷ tử trên diện tích khoảng khoảng 18.667 ha, cuộc điều tra của CMG phát hiện ra rằng kỷ tử mới hái được rửa bằng natri metabisulfit và hun trùng bằng lưu huỳnh để duy trì hình dạng của chúng trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Lưu huỳnh, một chất độc hại và gây nguy cơ cho sức khỏe, không nên được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Một số thương gia ở Tĩnh Viễn được cho là đã sử dụng lưu huỳnh công nghiệp để cắt giảm chi phí. Cuộc điều tra đã phát hiện ra một số nhà kho do các thương gia ở các làng Tĩnh Viễn dựng lên với mục đích xông hơi lưu huỳnh. Những nhà kho này thải ra khí độc khiến việc thở trở nên khó khăn và đã bị tháo dỡ vào ban ngày.
Báo cáo của CMG chỉ ra rằng quả kỷ tử đã qua xử lý lưu huỳnh được bán cho các nhà hàng lẩu và hiệu thuốc, và được dùng để làm rượu kỷ tử.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.