Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều trị vô sinh có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ

Một nghiên cứu mới cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan mạch máu và biến chứng thai kỳ ở phụ nữ, đặc biệt là người từ 35 tuổi trở lên.

Nếu bạn là một trong số hàng triệu phụ nữ dự định sử dụng phương pháp điều trị vô sinh để có con, hãy lưu ý đến những cảnh báo sau.

Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia tại Đại học Y Keele ở Staffordshire, Anh, cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan mạch máu và biến chứng thai kỳ ở phụ nữ, đặc biệt nếu họ từ 35 tuổi trở lên.

Nguy cơ tăng cao ở thai phụ từ 35 tuổi trở lên

Trong một bài báo cáo, tiến sĩ Pensée Wu, tác giả của nghiên cứu đồng thời là giảng viên cao cấp, bác sĩ tư vấn sản khoa danh dự và trợ lý chuyên gia khoa y học bào thai tại bệnh viện Đại học Y Keele ở Staffordshire, Vương quốc Anh, nói: "Tuổi mẹ tăng cao, đặc biệt từ 35 tuổi trở lên, làm gia tăng nguy cơ mắc hoặc làm tăng nặng thêm các bệnh lý như huyết áp cao mạn tính, điều này dẫn đến các nguy cơ biến chứng thai kỳ".

Trong bài đăng được công bố vào ngày 22/2 trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu đã so sánh hơn 106.000 ca sinh nở, trong đó em bé được thụ thai bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản, với hơn 34 triệu ca sinh nở tự nhiên mà không can thiệp hỗ trợ.

Kết quả cho thấy những phụ nữ có sẵn bệnh nền như huyết áp cao và tiểu đường sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì hơn khi họ bắt đầu tiến hành các phương pháp điều trị vô sinh.

Những phụ nữ sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản để mang thai có nguy cơ mắc suy thận cấp tính cao gấp 2,5 lần và nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn 65%. Họ cũng có nguy cơ phải đối mặt với hiện tượng nhau bong non (trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay toàn phần khỏi thành tử cung trước khi thai nhi được sinh ra ngoài) cao hơn 57%. Họ cũng có khả năng phải sinh mổ cao hơn 38% và sinh non cao hơn 26%.

Hạn chế của nghiên cứu

Tuy nhiên, theo bác sĩ Sigal Klipstein, chuyên gia nội tiết sinh sản và vô sinh tại Chicago, một hạn chế của nghiên cứu là nó không so sánh các phương pháp điều trị vô sinh khác nhau dù đây là một "sự khác biệt quan trọng". Bà cũng không tham gia vào nghiên cứu này.

Dieu tri vo sinh co the lam tang nguy co benh tim anh 1

Phụ nữ đang điều trị hỗ trợ sinh sản nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Istockphoto.

Với tư cách là một thành viên liên lạc của Hội đồng Đạo đức thuộc Hiệp hội các bác sĩ và chuyên gia về sản phụ khoa Mỹ, bác sỹ Klipstein, cho biết: “Một phụ nữ cần đợt thuốc hỗ trợ ngắn hạn để thụ thai và một phụ nữ cần nhiều chu kỳ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) đã bị đánh đồng với nhau trong nghiên cứu này”.

Bà nói: “Có thể có những sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm phụ nữ khác nhau dựa trên loại hình can thiệp điều trị sinh sản, độ dài của thời gian điều trị hay thời gian giữa điều trị và thụ thai”.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đối với những phụ nữ đã trải qua các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, các nguy cơ về bệnh lý tim mạch vẫn gia tăng ngay cả khi họ không có triệu chứng bệnh về tim từ trước.

Tiến sĩ Wu nói: "Chúng tôi thấy ngạc nhiên rằng những biến chứng này có thể xảy đến với tất cả phụ nữ được áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản, bất kể họ có tiền sử bênh lý từ trước khi mang thai hay những phụ nữ lớn tuổi đang được điều trị vô sinh".

Tuy nhiên, phát hiện này không làm bác sĩ Klipstein ngạc nhiên. Theo bà, vấn đề cơ bản nằm ở tình trạng bệnh lý vô sinh chứ không nằm ở phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản.

Bà cũng chỉ ra rằng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang, một chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh và cũng làm gia tăng nguy cơ thường trực suốt đời có thể mắc bệnh tim mạch. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ bị đau tim cao gấp 7 lần.

Bà cho biết: "Theo các nghiên cứu hiện tại, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bước vào thời kỳ mang thai với tiền sử có các yếu tố nguy cơ về tim mạch". Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ trong quá trình mang thai và sinh con.

Theo bác sỹ Klipstein, thông điệp chính của nghiên cứu là nếu có thể, phụ nữ cần chú trọng giải quyết các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim trước khi mang thai. Họ có thể tập trung vào việc giảm cân, kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể.

Bà nói thêm rằng: "Các bác sĩ nên tư vấn về các rủi ro trong quá trình thai nghén cho tất cả phụ nữ có sẵn các yếu tố nguy cơ tim mạch và đang dự định mang thai, cho dù họ có tiền sử vô sinh hay không".

Nghiên cứu mới: Ăn nhiều rau không giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ

Nhóm chuyên gia Đại học Oxford, Anh, phát hiện ăn nhiều rau xanh không giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần duy trì lối sống, bữa ăn lành mạnh.

Bạn có thể quan tâm