Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ADHD ở trẻ không?

Giới nghiên cứu không đưa ra chế độ ăn uống cụ thể để kiểm soát các triệu chứng của ADHD ở trẻ em. Nhưng yếu tố dinh dưỡng vẫn mang lại một số lợi ích nhất định.

Dù chưa có bằng chứng để khẳng định chế độ ăn uống ảnh hưởng đến ADHD ở trẻ, việc trẻ ăn gì có thể tác động đến sức khỏe não bộ. Ảnh: Raisingchildren.

ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) là hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá, hấp tấp, bốc đồng. Các phương pháp để kiểm soát các triệu chứng thường là dùng thuốc, liệu pháp nhận thức, hành vi…

Các bằng chứng về lợi ích của chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng đối với ADHD còn nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, theo Medicalnewstoday, chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp giảm các triệu chứng ADHD trong một số trường hợp.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến ADHD ở trẻ như thế nào?

Theo một đánh giá năm 2022, chế độ ăn uống có khả năng ảnh hưởng đến các triệu chứng ADHD.

Ví dụ, một số nghiên cứu tổng quan cho thấy đường ăn kiêng tác động tiêu cực đến các triệu chứng ADHD, trong khi nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác định ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên hội chứng này.

Tuy nhiên, một bài báo năm 2022 nói rằng nghiên cứu đã không chỉ ra một cách thuyết phục mối liên hệ nhân quả giữa chứng tăng động giảm chú ý và chế độ ăn uống.

Vitamin và khoáng chất

Theo đánh giá năm 2017, một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể góp phần dẫn đến các triệu chứng ADHD. Những thiếu hụt này có thể bao gồm axit béo không bão hòa đa nối đuôi (PUFA) và khoáng chất vi lượng như kẽm, sắt, magie.

Song đánh giá này lưu ý việc bổ sung các chất dinh dưỡng trên chỉ mang lại lợi ích nhỏ, kết quả thường kết hợp nhiều yếu tố hoặc không rõ ràng.

Với trẻ bị ADHD, việc thiếu hụt các chất này có thể ảnh hưởng đến triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định liệu có mối liên hệ nào giữa các chất dinh dưỡng này và triệu chứng ADHD hay không.

Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn để xem trẻ có cần bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua chế độ ăn uống không.

Axit béo omega-3

PUFA rất quan trọng đối với chức năng dẫn truyền thần kinh tối ưu. Nghiên cứu năm 2022 cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên mắc ADHD có thể có lượng axit béo omega-3, bao gồm axit eicosapentaenoic, axit docosahexaenoic cũng như tổng số PUFA, thấp hơn.

Nếu trẻ không nhận đủ axit béo omega-3 thông qua chế độ ăn uống, cha mẹ hoặc người chăm sóc nêm tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc bổ sung chúng. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy chỉ bổ sung omega-3 PUFA sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng ADHD.

Chế độ ăn nào tốt nhất cho trẻ bị ADHD?

Trong bài đánh giá năm 2022 được đề cập đến ở trên, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đồ ngọt, chiên rán, muối có thể dẫn đến các vấn đề về học tập, sự chú ý, hành vi. Ngược lại, chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau, các sản phẩm từ sữa có tác động tích cực.

Đánh giá trên cũng chỉ ra chế độ ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt có thể liên quan đến tỷ lệ mắc ADHD cao hơn. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng như chế độ ăn chay và Địa Trung Hải lại có thể làm giảm nguy cơ trẻ mắc hội chứng này.

Đồng thời, đánh giá năm 2022 đề cập đến mức độ phổ biến của chế độ ăn kiêng trong nghiên cứu về dinh dưỡng và ADHD. Họ lần lượt thử cho trẻ mắc ADHD áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau nhằm xác định chúng ảnh hưởng như thế nào.

Tuy nhiên, những chế độ ăn kiêng này một lần nữa cho thấy có rất ít bằng chứng trong nghiên cứu về chế độ ăn uống và ADHD. Ngoài ra, ăn kiêng còn dẫn đến thiếu dinh dưỡng và các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ bị ADHD.

Do đó, cha mẹ vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu họ tin rằng một thành phần hoặc chất dinh dưỡng nhất định có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng ADHD ở trẻ.

ADHD anh 1

Trẻ mắc ADHD nên có chế độ ăn uống nhiều rau, hoa quả... Ảnh: Shutterstock.

Thực phẩm nên ăn

Viện Tâm trí Trẻ em (Mỹ) nhấn mạnh rằng có rất ít nghiên cứu về việc liệu một số loại thực phẩm có thể làm giảm các triệu chứng ADHD hay không. Tuy nhiên, ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Chế độ ăn uống được khuyến nghị thường bao gồm:

  • Rau
  • Hoa quả
  • Nguồn protein từ trứng, sữa, thịt nạc, các loại hạt, đậu nành và sữa chua ít béo
  • Chất béo lành mạnh như cá béo, bơ, hạt chia, hạt lan, đậu phụ
  • Carbohydrate phức tạp như đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, gạo lứt, bột yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt
  • Nguồn vitamin B, chẳng hạn rau lá xanh, bông cải xanh và đậu xanh
  • Nguồn kẽm, sắt và magie như thịt gia cầm, hải sản, thịt, các loại hạt và đậu nành
  • Axit béo omega-3 như cá hồi, quả óc chó và đậu nành Nhật edamame

Thực phẩm cần tránh

Tránh hoặc hạn chế nạp đường vào cơ thể có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ADHD vì đường có thể tạm thời làm tăng hoạt động quá mức. Hạn chế ăn đường cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh có thể bao gồm:

  • Đường và syrup
  • Kẹo
  • Ngũ cốc ăn sáng có đường
  • Bánh quy, bánh ngọt
  • Thực phẩm chế biến như đồ ăn nhẹ, khoai tây chiên

Nhiều chế độ ăn kiêng dành cho người bị tăng động giảm chú ý thường hạn chế chất phụ gia, chất tạo màu thực phẩm, chất bảo quản. Tuy nhiên, hiện tại, không bằng chứng chắc chắn nào cho thấy việc loại bỏ chất tạo màu thực phẩm ảnh hưởng đáng kể đến ADHD.

Đồ uống cho trẻ bị ADHD

Nghiên cứu cho thấy việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng 40% nguy cơ mắc các triệu chứng ADHD ở trẻ em trên 7 tuổi so với những trẻ uống ít đồ uống có đường hơn.

Do đó, trẻ nên hạn chế hoặc tránh đồ uống có nhiều đường như nước ngọt, các loại nước ép trái cây, nước tăng lực.

Bên cạnh đó, theo Food for the Brain Foundation, uống nhiều nước có thể giúp trẻ giữ nước tốt, hỗ trợ chức năng não. Cha mẹ có thể thêm chanh hoặc quả mọng để tạo hương vị, khuyến khích trẻ uống nước.

Ngoài ra, caffeine có thể làm tăng hoạt động quá mức ở một số trẻ em. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ hạn chế hoặc tránh các sản phẩm chứa caffeine.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Kiểm soát cơn hen suyễn ở trẻ

Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì có một trẻ bị bệnh hen suyễn. Căn bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm nếu trẻ không thể kiểm soát các cơn hen suyễn cấp tính.

Nguyên Lê

Bạn có thể quan tâm