Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Dior không sai phạm

Cuộc điều tra liên quan đến bóc lột người lao động đối với thương hiệu thời trang cao cấp Dior chính thức kết thúc. Cơ quan chức năng cho biết không nhận thấy sai phạm.

Dior cam kết đóng góp 2 triệu EUR nhằm hỗ trợ phát hiện và giúp đỡ nạn nhân bị bóc lột. Ảnh: Dior.

Cơ quan Cạnh tranh Italy vừa khép lại cuộc điều tra nhằm xác minh liệu Dior và 2 công ty con có đánh lừa người tiêu dùng về điều kiện lao động tại các nhà cung ứng hay không.

Thông báo ngày 21/5 cho biết cơ quan giám sát người tiêu dùng kết thúc quá trình điều tra “mà không phát hiện sai phạm nào”. Quá trình này kết thúc sau khi Dior đưa ra loạt cam kết mang tính ràng buộc nhằm giải quyết nguy cơ cung cấp thông tin sai lệch trong các tuyên bố liên quan đến đạo đức và trách nhiệm xã hội, theo Business of Fashion.

Trong số các cam kết, Dior đồng ý đóng góp 2 triệu EUR (khoảng 2,3 triệu USD) trong vòng 5 năm tới để hỗ trợ phát hiện và giúp đỡ nạn nhân bị bóc lột lao động. Thương hiệu cũng sẽ cập nhật các tuyên bố về đạo đức và trách nhiệm xã hội, tăng cường quy trình kiểm tra, giám sát nhà cung ứng, đồng thời tổ chức đào tạo cho nhân viên thuộc bộ phận tiếp thị và truyền thông về luật bảo vệ người tiêu dùng.

Dior,  Armani,  Valentino, Co quan Canh tranh Italy, Dior bi dieu tra, boc lot nguoi lao dong, thoi trang xa xi,  hang cao cap anh 1

Cơ quan Cạnh tranh Italy chính thức khép lại cuộc điều tra với Dior, không phát hiện ra sai phạm của thương hiệu. Ảnh minh hoạ: Bloomberg.

Dior cho biết hoan nghênh kết luận của cơ quan chức năng và phối hợp chặt chẽ để xây dựng “một loạt cam kết mạnh mẽ nhằm tăng tính minh bạch và củng cố hệ thống giám sát”.

Cuộc điều tra của Cơ quan Cạnh tranh Italy bắt đầu vào tháng 7/2024 sau khi các công tố viên tại Milan phát hiện chuỗi cung ứng của Dior có liên quan đến các xưởng may hoạt động trái phép ở ngoại ô thành phố.

Cùng thời điểm, Armani cũng bị điều tra với cáo buộc tương tự. Tuy nhiên đến nay, thông tin mới về tiến trình xử lý với thương hiệu Italy vẫn chưa được đưa ra. Đại diện cơ quan chức năng từ chối bình luận, trong khi Armani không phản hồi.

Giới thời trang từng cho rằng bê bối bắt đầu lắng xuống vào đầu năm nay, sau khi chế độ giám sát tư pháp đối với Dior và Armani kết thúc sớm. Đây là biện pháp từng được áp dụng để cải thiện kiểm soát chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, tuần trước, Valentino lại bị đặt dưới sự quản lý tư pháp vì không phát hiện được tình trạng bóc lột tại các nhà cung ứng của mình. Theo phán quyết từ tòa án Milan, bất chấp loạt vụ việc bị phanh phui năm qua, Valentino vẫn duy trì hợp tác với những nhà cung ứng bóc lột người lao động mà không tăng cường hệ thống kiểm soát.

Trong tuyên bố phản hồi, Valentino cho biết đã nâng cao giám sát chuỗi cung ứng suốt nhiều năm và cam kết hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân dẫn đến các biện pháp vừa bị áp đặt.

Dù các thương hiệu đã có nỗ lực khắc phục sai phạm, nhiều bên không hài lòng với kết quả cuối cùng. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Codacons của Italy chỉ trích quyết định khép lại điều tra với Dior mà không đưa ra án phạt chính thức hay động thái răn đe mạnh mẽ hơn.

Thùy Tiên từng có quan hệ với Dior thế nào trước khi bị bắt?

Sau 2 lần ẩn hình ảnh của Nguyễn Thúc Thùy Tiên trên fanpage Facebook, hãng thời trang xa xỉ Dior khiến công chúng thắc mắc về mối quan hệ hiện tại với hoa hậu này.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm