Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Đổ xô mua trang sức phong thủy hợp mệnh từ Dior, Gucci

Với niềm tin rằng trang sức có sức mạnh tâm linh, giúp tài chính, sự nghiệp hay chuyện học hành suôn sẻ, nhiều người trẻ Trung Quốc bỏ tiền mua sự may mắn từ hãng xa xỉ.

trung quoc,  tiep thi tam linh,  trang suc tam linh,  trang suc phong thuy,  trang suc hop menh,  znews trang suc anh 1

Tình hình kinh tế khó khăn và áp lực cuộc sống là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tâm linh như một chỗ dựa tinh thần. Ảnh: Tiffany.

Mạng xã hội Trung Quốc hiện ngập tràn các bài chia sẻ trải nghiệm "thay đổi vận mệnh" nhờ những món trang sức đắt giá. Chẳng hạn, một cô gái thoát khỏi sếp độc đoán nhờ đeo vòng cổ Tiffany Smile, hay mặt dây chuyền Saturn của Vivienne Westwood giúp sĩ tử đỗ đạt.

Những câu chuyện này cùng niềm tin vào chiêm tinh, bói toán, phong thủy đã tạo nên cơn sốt "trang sức tâm linh" tại Trung Quốc.

Theo thống kê, hơn 30 triệu bài đăng về các chủ đề tâm linh đã xuất hiện trên Weibo, Douyin và Xiaohongshu trong năm qua, từ chiêm tinh, tarot phương Tây đến tử vi, bát tự của người Trung Quốc, Jing Daily đưa tin.

Theo báo cáo được công bố năm 2021 của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, có ít nhất 1 trong 4 người Trung Quốc tin vào mê tín dị đoan.

trung quoc,  tiep thi tam linh,  trang suc tam linh,  trang suc phong thuy,  trang suc hop menh,  znews trang suc anh 2

Mô hình bướm khổng lồ trước cửa hàng Dior. Ảnh: Dior.

Các thương hiệu xa xỉ cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng này. Vivienne Westwood, Van Cleef & Arpels và Tiffany từ lâu đã đưa các khái niệm như chòm sao, tarot và bói toán trong thiết kế. Gần đây, Dior cũng đặt mô hình bướm khổng lồ ở mặt tiền cửa hàng với thông điệp mang lại tài lộc cho khách hàng.

Theo Chen Liang, CEO công ty công nghệ thời trang DejaWooo, việc các thương hiệu sử dụng các biểu tượng chiêm tinh, tarot và bói toán không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, sự trỗi dậy của các nền tảng mạng xã hội đã tạo điều kiện cho những tín ngưỡng này lan truyền rộng rãi hơn trong giới trẻ.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn và áp lực cuộc sống cũng khiến nhiều người tìm đến tâm linh như một cách để giải tỏa căng thẳng và tìm kiếm hy vọng.

"Đây là cách thế hệ đang đối mặt với thế giới hậu Covid và suy thoái kinh tế nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng cho chính họ. Bên cạnh đó, hiện sự phục hưng của các tín ngưỡng và phong tục truyền thống của Trung Quốc như một phần của văn hóa đương đại. Tất cả tạo nên môi trường hoàn hảo để tiếp thị về tâm linh", Jack Porteous, giám đốc thương mại công ty tiếp thị Tong, nhận định.

trung quoc,  tiep thi tam linh,  trang suc tam linh,  trang suc phong thuy,  trang suc hop menh,  znews trang suc anh 3

Thiết kế nổi tiếng từ bộ sưu tập Saturn của Vivienne Westwood. Ảnh: RoshWe.

Tiên phong trong chiến lược "tiếp thị tâm linh", từ năm 2020, Gucci đã đăng tải tử vi hàng tháng trên WeChat và giới thiệu các sản phẩm liên quan. Kết quả là doanh số bán hàng của các sản phẩm này tăng vọt.

Trong Q1/2024, doanh số trang sức vàng có hình bướm trên Taobao đã tăng 45,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt dây chuyền và vòng tay cỏ bốn lá Alhambra của Van Cleef cũng đứng đầu danh sách sản phẩm bán chạy nhất trên Tmall trong dịp 520 (ngày tỏ tình của Trung Quốc), theo Digital Luxury Group.

Tuy nhiên, các thương hiệu cũng cần thận trọng để tránh những cáo buộc quảng cáo sai sự thật. Một số nhân viên bán hàng đã lợi dụng niềm tin của khách hàng để quảng bá sản phẩm, gây ra tranh cãi trong dư luận.

Dù thị trường trang sức đang chìm trong "cơn sốt" tâm linh, nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều thương hiệu xa xỉ không nên mạo hiểm gắn bó với một xu hướng có thể sẽ nhanh chóng bị thay thế.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng tin vào tâm linh, và giá thành cao của các sản phẩm xa xỉ cũng là một rào cản lớn đối với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế bất ổn và tình hình việc làm khó khăn, xu hướng tìm đến tâm linh để tìm kiếm sự bình an có thể sẽ tồn tại trong ngắn hạn.

Ông Chen Liang gợi ý các thương hiệu nên hướng chiến dịch quảng bá vào giá trị tích cực như sự bình an và sức khỏe tinh thần thay vì tập trung vào tiếp thị khả năng siêu hình.

trung quoc,  tiep thi tam linh,  trang suc tam linh,  trang suc phong thuy,  trang suc hop menh,  znews trang suc anh 4

"Tiếp thị tâm linh" đang trở thành chiến lược hiệu quả cho các thương hiệu xa xỉ tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Ảnh minh họa: Bloomberg.

Giới trẻ Trung Quốc vào viện dưỡng lão, muốn nghỉ hưu sớm

Ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc ở độ tuổi 30, theo đuổi lối sống FIRE (độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) hoặc thích "nằm yên", tìm đến dịch vụ dưỡng lão.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức - ZNews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm