Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Độc chiêu'... 'lôi' chồng về nhà

"Anh ở đâu về nhà ngay. Con sốt đến 40º" – nhận được tin nhắn của vợ, Hoàng hấp tấp ''lao'' về nhà. Tới đầu ngõ, thấy bé Bông đang ríu ran với cô bạn, trán con mát rượi.

''Độc chiêu''... ''lôi'' chồng về nhà

"Anh ở đâu về nhà ngay. Con sốt đến 40º" – nhận được tin nhắn của vợ, Hoàng hấp tấp ''lao'' về nhà. Tới đầu ngõ, thấy bé Bông đang ríu ran với cô bạn, trán con mát rượi.

>>Nếu bạn từng ''cắm sừng'' chàng

Hoàng bực bội thì Hà - vợ Hoàng đáp tỉnh bơ: “Em đã nhắc trước là hôm nay, anh về sớm, để cả nhà sang bà ngoại ăn giỗ. Anh còn kêu bận việc nên em buộc phải nghĩ ra kế đó thôi”. Hoàng quát tháo om sòm vì cho rằng vợ chỉ nghĩ được những điều quá ngắn...

Anh Tuấn (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng mấy lần lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì “quái chiêu” tin nhắn từ “tổng đài” vợ. Trước đây, Nga – vợ anh không đến nỗi quản lý hoặc "dối lừa" chồng gắt gao đến thế. Tuy nhiên, từ hồi anh Tuấn thú nhận ngoại tình và xin quay đầu về với vợ thì cũng là lúc Nga bày ra nhiều kế để ông xã luôn trong tầm kiểm soát.

Một lần, Nga nhắn tin vẻn vẹn: “Ông bà nội lên chơi đột xuất. Anh về ngay để em còn chuẩn bị cơm nước” khiến anh Tuấn khấp khởi mừng thầm. Anh còn xin sếp nghỉ sớm hơn giờ quy định 30 phút vì “nhà em có việc gấp” rồi hứng chí tranh thủ tạt ngang qua chợ, mua chút đồ nhắm và vài lon bia “khao” bố đẻ nhưng về đến nhà anh mới “tẽn tò” vì chẳng có khách khứa nào hết. Nguyên nhân đơn giản vì Nga đọc lén được một tin nhắn “hẹn hò” sau giờ làm trong máy di động của chồng. Sợ chồng “ngựa quen đường cũ”, Nga mới đành sử dụng “binh pháp” ông bà nội lên chơi như thế…

Chị vợ anh Long (Tây Hồ, Hà Nội) quyết không khoan nhượng với thói quen nhậu nhẹt về khuya của chồng. Một lần tức khí, gọi mãi mà chồng không nghe máy, chị liền mượn máy cô em chồng, nhắn mẩu tin ngắn: “Nhà mình bị chập điện. Anh ngủ luôn ở bên ngoài cho tiện”.

Dọa chồng mà chồng chẳng sợ cho

Cũng vì những tin nhắn “trời ơi đất hỡi” từ “phu nhân” mà anh Thành (Bắc Giang) mất lòng tin vào vợ. Những tin nhắn kiểu như “Em hơi đau bụng”, “Anh ơi, con đạp mạnh quá. Anh về đưa em đi khám nhé” khiến anh lo lắng, chấp nhận từ giã những cuộc nhậu bạn bè khi tan sở. Kể cả thói quen chơi cầu lông mỗi chiều cũng được anh Thành kiên quyết từ bỏ vì lo cho sức khỏe vợ bầu bí và em bé đầu lòng.

Song, sau nhiều lần phát hiện đây chỉ là chiêu “muốn chồng ở nhà cho vui” của vợ, anh Thành bỗng chán ngán. Thế là cứ sắp hết giờ là anh nghĩ kế tắt di động, đi chơi mặc vợ tha hồ nhắn gửi.

Kiểu tin nhắn với nội dung “Con ốm, anh về ngay” với anh Long (quận 2, TP HCM) đã trở nên lạc mốt. Bởi vì dù vợ có nhắn thế chứ nhắn nữa, anh cũng thừa biết đó chỉ là “trò kéo chồng” về nhà sớm. Thấy tin nhắn không hiệu quả, vợ anh Long liền đổi sang chiêu gọi điện nhưng cứ thấy số của vợ hoặc số máy bàn nhà mình là anh tắt. Nhưng vợ anh Long cũng thuộc loại “cao thủ” khi nhanh trí thay sim số lạ gọi chồng. Vài lần như thế, anh Long cứ trong tầm trạng thấp thỏm khi máy di động hiện số lạ; bởi nghe cũng dở (chẳng may vợ gọi) mà không nghe cũng dở (nhỡ có ai gọi gấp).

Tin nhắn sai, chồng dễ mất lòng tin

Một vài tin nhắn không đúng sự thật để “kích động” buộc chồng về nhà đúng giờ có thể làm ông xã mất dần lòng tin ở vợ. Nguy hiểm hơn vì nếu sau này có việc khẩn cấp thật, người vợ có nhắn gọi chồng thì đức lang quân cũng khó mà biết được đấy là tin thật hay tin giả.

Hơn nữa, những tin nhắn dọa chồng kiểu này cũng có thể gây nhiều phiền toái hoặc gây nguy hiểm cho chính người chồng của mình. Bởi vì khi nhận được những tin nhắn “giật gân”, người chồng (lúc đó thường ở bên ngoài) dễ bị căng thẳng tâm lý, phóng nhanh, vượt ẩu để về kịp thời vì lo gia đình có chuyện không hay.

Nghiêm trọng hơn, nếu bị “ăn thịt lừa” dài ngày, người chồng có thể xuất hiện sự bực tức, ức chế, thậm chí xa lánh vợ. Do đó, người vợ nên cẩn thận với những mẩu tin “dọa” chồng kiểu này.

Theo Mẹ & Bé

Theo Mẹ & Bé

Bạn có thể quan tâm