Có những sự hy sinh lớn lao nơi đầu chiến tuyến, cũng có sự hy sinh lặng thầm, bền bỉ phía sau trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Những nhân viên cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, hiệu thuốc, cơ sở kinh doanh dược phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao. Dù còn nhiều thiếu thốn về bị đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị sàng lọc ca nghi sốt, họ vẫn làm việc không ngừng nghỉ vì niềm tin sẽ đánh tan đại dịch. |
Họ tận tâm hoàn thành tốt vai trò truyền thông để nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng tránh dịch bệnh, đồng thời cẩn thận ghi lại thông tin những khách đến mua thuốc cảm cúm, sốt, ho. |
Họ nỗ lực và cảm thấy tự hào với từng đóng góp nhỏ cho cộng đồng. Người dân cũng cảm thấy vững lòng khi luôn có họ đồng hành trong cuộc chiến còn nhiều khó khăn. |
Chủ hiệu thuốc hợp tác cùng các đơn vị khảo sát cơ sở vật chất nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Hiệu thuốc được cấp phát vật tư y tế hỗ trợ công tác phòng chống dịch, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Các chủ hiệu thuốc tích cực tham gia chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng dịch. |
Để hỗ trợ chính quyền phát hiện kịp thời các ca nghi nhiễm, chủ hiệu thuốc cũng phối hợp triển khai hệ thống báo cáo y tế tư nhân thông qua Bot Zalo. Hầu hết quầy thuốc, nhà thuốc đều nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. |
Người dân khi mua thuốc tại quầy đều được đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử. Bất kể thời gian nào, các dược sĩ luôn tư vấn tận tình, giải đáp thắc mắc cho từng người bệnh. |
Đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, các dược sĩ vẫn cần mẫn vì công việc. Họ hạnh phúc với những nỗ lực không ngơi nghỉ và tự hào khi đóng góp một phần công sức cho đất nước. Sự chung tay của người dân trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19 chính là động lực to lớn cho đội ngũ y tế tư nhân, giúp họ vượt qua khó khăn để tiếp tục công việc của mình. |
Tháng 8, Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế tại Việt Nam (PSI Việt Nam) khởi động dự án phi lợi nhuận “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” (PEPHER). Dự án do Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) và Tập đoàn Unilever đồng tài trợ, được PSI Việt Nam thực hiện dự kiến trên 4 tỉnh thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên.
Dự án PEPHER là lời kêu gọi mạnh mẽ sự chung tay tích cực, chủ động của các đơn vị y tế tư nhân thông qua chương trình đánh giá và đào tạo nâng cao năng lực y tế; xây dựng quy trình báo cáo mẫu ca nhiễm, nghi nhiễm; cung cấp vật tư vệ sinh thiết yếu và truyền thông cộng đồng ngay tại cơ sở. Độc giả xem thông tin chi tiết về dự án tại fanpage Bình Thường Mới.
Bình luận