Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Đổi nhà liên tục trong lần đầu dọn ra ở riêng

Vào TP.HCM sống chưa đầy 3 tháng, Ngọc Anh (24 tuổi), nhân viên truyền thông, đã phải chuyển nhà tới hai lần.

Doi nha lien tuc trong lan dau don ra o rieng anh 1Doi nha lien tuc trong lan dau don ra o rieng anh 2

Vào TP.HCM sống chưa đầy 3 tháng, Ngọc Anh (24 tuổi), nhân viên truyền thông, đã phải chuyển nhà tới hai lần.

Doi nha lien tuc trong lan dau don ra o rieng anh 3Doi nha lien tuc trong lan dau don ra o rieng anh 4

“Tôi đã sống một mình được gần một năm ở Hà Nội, may mắn là mọi thứ đều thuận lợi. Vì thế, khi chuẩn bị vào Sài Gòn, tôi tưởng rằng sống riêng thì ở đâu cũng như nhau nhưng thực tế lại chẳng đơn giản như vậy. Thật khó để thuê nhà khi chưa hiểu rõ về môi trường sống, chi phí sinh hoạt tại nơi mình ở”, cô nói.

Một tháng trước khi Nam tiến, Ngọc Anh bắt đầu “săn nhà” trên các website, mạng xã hội. Cuối cùng, cô đặt cọc một căn hộ dịch vụ ở TP Thủ Đức, cách công ty 7 km với chi phí 6 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm tiền điện, nước và phí dịch vụ.

“Tôi sống một mình nên chỉ cần một không gian nhỏ, sạch sẽ, yên tĩnh và có bếp để nấu nướng. Căn hộ tôi lựa chọn có mức giá hợp lý so với thu nhập, trông khá khang trang và được nhân viên môi giới hứa hẹn có không gian co-working cho cư dân làm việc”, cô kể.

Nhưng chỉ một tháng sau khi chuyển tới nơi ở mới, Ngọc Anh đã tính tới việc dọn đi. Cô cho biết căn hộ nằm ở gần đường cao tốc, thuận tiện di chuyển nhưng quá ồn ào và cách xa chợ, siêu thị.

Với nhiều bạn trẻ khi mới bắt đầu cuộc sống tự lập, việc tìm một căn nhà hợp túi tiền, an toàn, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt không phải là chuyện dễ dàng. Không ít người trầy trật trong lần đầu tiên đi tìm nhà, trong khi một số khác phải liên tục đổi chỗ ở vì nhiều lý do khác nhau.


Khó tìm nhà

Trong quá trình sinh sống, Ngọc Anh cũng gặp phải nhiều bất tiện từ ban quản lý và cơ sở vật chất trong phòng ở.

“Khi dọn đến đây, tôi khá bực bội khi không gian co-working thực tế không dành cho cư dân. Nhân viên môi giới giải thích đó là sự thay đổi phút cuối song tôi không hề được thông báo trước.

Hơn nữa, hệ thống cửa ra vào, đường nước, dịch vụ giặt là… ở tòa nhà thường xuyên trục trặc. Tôi cảm thấy khoản tiền thuê nhà, phí dịch vụ hơn 500.000 đồng/tháng mình bỏ ra không xứng đáng”, Ngọc Anh giải thích.

Cô cho biết mình đã sơ suất khi chưa tìm hiểu cặn kẽ về điều kiện, cơ sở vật chất của nơi ở mới. Sau gần 3 tháng, Ngọc Anh đành chấp nhận bỏ cọc để chuyển nhà.

“Có lẽ do tôi chưa quen với cuộc sống ở TP.HCM, thiếu kinh nghiệm nên không thể lường trước và tính toán cẩn thận khi tìm nhà.

Thay vì tìm những căn hộ có bề ngoài đẹp đẽ, tôi nên quan tâm hơn tới những yếu tố cơ bản hơn như tiện nghi, môi trường xung quanh để chọn chỗ ở an toàn, ổn định sau này”.

Với Phụng Trâm (25 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tìm bạn trọ là vấn đề khiến cô “đau đầu” nhất khi sống riêng.

Phụng Trâm đã sống riêng được 2 năm. Ảnh: NVCC.

Vốn là người ưa sự ổn định, cô chỉ chuyển chỗ ở 2 lần trong suốt 7 năm qua, nhưng đã thay tới vài người bạn cùng nhà trước khi quyết định sống một mình.

“Trước đây, tôi từng tìm bạn ở chung để san sẻ tiền nhà, vừa bớt áp lực tài chính, vừa có người trò chuyện. Nhưng giờ, tôi cảm thấy mình hợp sống một mình hơn vì khó tìm người hợp tính”, nữ freelancer kể.

Chia sẻ với Zing, Phụng Trâm cho biết yêu cầu của cô với phòng ở khá đơn giản, nhưng có tiêu chuẩn cụ thể khi tìm bạn ở chung. Do phải chia sẻ không gian sống với nhau, cô hy vọng người sống cùng có thói quen sống ngăn nắp và sòng phẳng về tài chính.

“Trước đó, tôi từng ở ghép với một vài bạn học. Tuy nhiên, do tính cách không hợp, chúng tôi cũng tách ra ở riêng. Tôi khá ngại ở với người lạ vì là nữ giới, cần cẩn trọng hơn khi chọn bạn ở chung để an toàn”, cô kể.

Giờ, Phụng Trâm đã sống một mình được 2 năm. Dù phải cố gắng làm việc hơn để chi trả tiền nhà một mình, cô vẫn cảm thấy thoải mái hơn.

“Chia sẻ không gian sống cùng bạn bè cũng vui, nhưng với một số người thì ở một mình sẽ đem đến cảm giác thoải mái, an toàn hơn.

Ở chung cũng tốt, ở riêng cũng được, miễn là tìm được người phù hợp và đàng hoàng và phù hợp với khả năng tài chính của bạn”.


Chi thêm tiền để tìm chỗ ở ưng ý

Còn với Lê Quốc Minh (23 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM), nhân viên văn phòng, tìm nhà trong lần đầu dọn ra ở riêng là việc cực kỳ khó khăn.

“Nằm vùng” trong các nhóm môi giới nhà ở, nhờ bạn bè giới thiệu thêm nhưng mãi đến cuối tháng 3, anh mới chọn được một căn ưng ý.

Tiền nhà của Quốc Minh chênh lệch 2 triệu đồng so với ngân sách ban đầu. Ảnh: NVCC.

Trước đó, chàng trai đã đi xem 4-5 chỗ cho thuê có mức giá tốt. Nhưng vì nơi đó không đáp ứng nhu cầu cá nhân, Minh đành từ chối.

“Tìm nhà tốn rất nhiều thời gian vì để kiếm được nơi thuận tiện đi lại, tiện nghi, giá cả hợp túi tiền thì không phải chuyện dễ.

Tôi muốn nơi ở của mình phải thực sự giống nhà hơn là một cái phòng trọ. Chỗ ở càng thoải mái thì bản thân sẽ càng dễ tập trung phát triển sự nghiệp”, Minh nói.

Mỗi tháng, Minh chia ngân sách 6 triệu đồng cho tiền nhà. Theo anh, đây là mức thuê hợp lý cho căn hộ ở gần trung tâm, có phòng khách, an ninh tốt và một số tiện ích đi kèm. Chàng trai cho biết anh khá hài lòng với chỗ ở hiện tại nên không có ý định tìm nơi mới dù thu nhập tăng lên.

Minh bắt đầu cuộc sống một mình cách đây không lâu. Vì tính chất công việc, anh xin phép bố mẹ cho tách ra ở riêng để thoải mái đi lại.

“Thời gian đầu dọn ra ngoài, tôi đã dùng toàn bộ số tiền hiện có để trang trải tiền nhà, chi phí sinh hoạt nên chưa kịp sắm sửa nội thất. Sống một mình đồng nghĩa với việc phải tự cân đối tài chính.

Nếu xài lố ngân sách, tôi bắt buộc phải cắt bớt chi tiêu cho tháng sau, vay mượn tiền bạn bè để đắp vào chỗ thiếu. Thế nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và không mang tính bền vững”, Minh chia sẻ.

Ngay khi vừa bước chân vào đại học, Anh Đức (20 tuổi) đã dọn ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống hoàn toàn tự lập. Hai năm trôi qua, Đức vẫn nhớ như in hành trình tìm kiếm căn nhà đầu tiên của mình.

Doi nha lien tuc trong lan dau don ra o rieng anh 5

Anh Đức có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm nhà. Ảnh: NVCC.

“Đó là một quãng thời gian khó khăn khi vừa chạy đua với thời gian vừa chuẩn bị cho cuộc sống mới. Tôi tự đặt ra deadline cho bản thân là chỉ kiếm nhà trong vòng một tuần. Có những buổi trưa, tôi xem hàng chục căn nhà trên mạng, qua lời giới thiệu của người quen nhưng cuối cùng không chọn được nơi nào”, Đức kể lại.

Đứng trước nhiều lựa chọn, giữa nhu cầu của bản thân và số tiền hiện có, chàng trai quyết định chọn một ngôi nhà ở xa trung tâm với giá “khá mềm”.

Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc Đức phải đánh đổi thời gian và tiền xăng di chuyển khá cao. Sau này, khi có thu nhập ổn định hơn, chàng trai đã tìm một chỗ ở mới để thuận tiện cho việc đi học, đi làm.

Trải qua 5 lần tìm nhà ở TP.HCM, Đức khá hài lòng với chỗ ở hiện tại.

“Tiêu chí hàng đầu của tôi khi mới dọn ra ở riêng là tiền thuê nhà. Vì muốn tiết kiệm, tôi chọn một nơi không như mong đợi của mình. Khi có thu nhập cao hơn, ngân sách tôi dành cho tiền nhà cũng tăng dần theo”, Đức nói thêm.

Người trẻ tiêu hoang, không có tiết kiệm khi sống riêng

Ra ở riêng được gần 2 năm nhưng Minh Hiếu (24 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn thường rơi vào cảnh hết tiền từ giữa tháng, phải vay mượn để chi tiêu.

Trang Minh - Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm