Không ít người sẵn sàng cướp công sức làm việc của chúng ta vì mong muốn vượt trội hơn. Ảnh minh họa: resumegenius/Pexels. |
Khi đi làm, mong muốn chứng tỏ bản thân và để lại ấn tượng tốt với mọi người là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một số đồng nghiệp có thể trở nên cực đoan và sẵn sàng cướp đi công lao, ý tưởng, thành tựu hoặc thành quả của người khác mà không có sự cho phép.
Đối diện với tình huống này, chúng ta sẽ thấy tức giận và bức bối. Tuy nhiên, để tránh cảm xúc chi phối và ảnh hưởng đến tương lai sau này, Fast Company đưa ra những lời khuyên hữu ích từ Hannah Smith, cố vấn điều hành kiêm cố vấn nơi làm việc Mỹ, giúp mọi người ứng phó với đồng nghiệp xấu tính hiệu quả.
Bằng chứng về hành phi trái phép của đồng nghiệp sẽ bảo vệ được chúng ta khi cần đối chứng với cấp trên. Ảnh minh họa: Greta Hoffman/Pexels. |
Lưu lại bằng chứng
Khi bị cướp công nhiều lần, mọi người nên cố gắng tìm kiếm và lưu trữ bằng chứng cụ thể. Đặc biệt, những bằng chứng này nên cho thấy ảnh hưởng của chúng của đến công việc, cấp trên hay thậm chí là khách hàng.
Nếu người cướp công là đồng nghiệp ngang hàng, chúng ta nên có cuộc trò chuyện riêng tư với họ để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp cấp trên mới là người lấy đi ý tưởng, mọi người nên liên hệ quản lý của mình đồng thời đưa cho họ những bằng chứng cụ thể cùng phương án xử lý.
Bằng cách này, người quản lý có thể trực tiếp xử lý vấn đề hoặc đưa ra lời khuyên tốt nhất tùy thuộc vào những người liên quan cũng như tính chất của vụ việc.
Mọi thành viên trong nhóm nên được khuyến khích tôn trọng công sức của nhau. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels. |
Đồng lòng tôn trọng mọi ý tưởng
Năm 2016, Hannah Smith đã được truyền cảm hứng tôn trọng công sức của mọi người khi đọc được bài viết của Juliet Eilperin trên Washington Post.
Cô cũng đã chia sẻ bài viết này với đồng nghiệp của mình và thấy được tác động tích cực khi mọi người cùng thực hành phương thức "amplification" được đề cập.
"Karen Tumulty biết được từ một cựu quan chức chính quyền Obama rằng đề xuất của những người phụ nữ không gây được nhiều ảnh hưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống. Để giải quyết vấn đề này, họ đã sử dụng một chiến lược gọi là 'amplification' (khuếch đại).
Khi đó, với mỗi ý kiến chưa được chú ý, người phụ nữ khác sẽ trình bày lại ý kiến đó mà giữ nguyên tên chủ nhân ý tưởng. Sau khi đề xuất giữa tháng 9, phương pháp này đã được phụ nữ không chỉ ở Washington và trên toàn quốc ủng hộ và áp dụng", trích từ bài viết của Juliet Eilperin.
Tinh thần sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng ý tưởng của nhau giúp xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh. Ảnh minh họa: Pavel Danilyuk/Pexels. |
Xây dựng môi trường làm việc tích cực
Ghi nhận sự đóng góp của người khác là chìa khóa để làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo thành công chung.
Hành động này khuyến khích tự do chia sẻ ý tưởng cũng như ngăn ngừa sự ganh ghét hay cảm xúc tiêu cực chốn công sở. Để làm được điều này, mọi người cần trích dẫn nguồn thông tin và chủ nhân ý tưởng trong mọi hoàn cảnh.
Theo đó, đề xuất và khuyến khích việc chia sẻ thoải mái khi làm việc là thiết yếu. Bên cạnh đó, cách truyền đạt và giao tiếp rõ ràng cũng nên được chú ý. Chẳng hạn, khi sử dụng ý tưởng của ai đó, chúng ta có thể mở đầu rằng: "Anh/Chị X đã đề cập trước đó…" hay "Dựa trên đề xuất của anh/chị X…".
Nhân sự thời Gen Z
Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.