Vết loét đặc trưng của bệnh Whitmore. Ảnh: Science Direct. |
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, bệnh nhân tên T.T.D.M. (14 tuổi, trú tại huyện Xuân Lộc) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sau khi phát hiện có nổi hạch vùng cổ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán em M. bị viêm hạch và được cho điều trị tại nhà.
Ngày 22/8, bác sĩ sĩ chỉ định bệnh nhân nhập viện mổ lấy hạch. Mẫu bệnh phẩm được gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm. Sau 7 ngày, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore).
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của em M. vẫn bình thường. Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Gia đình và những người có tiếp xúc với bệnh nhân hiện chưa ghi nhận triệu chứng tương tự.
Whitmore là bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể người qua da bị trầy xước.
Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm khuẩn là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Ngoài ra, một số người mắc bệnh còn do hít phải những hạt bụi hay uống nước, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Việc lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người rất hiếm gặp.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau, xuất hiện cùng lúc hoặc lẻ tẻ như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan như gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da... Những tổn thương này có dạng loét, gây hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể.
Bệnh có khả năng tái phát cao nếu không điều trị đúng cách và theo dõi sát. Cho đến nay, Whitmore vẫn chưa có vaccine dự phòng.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần:
- Đảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
- Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; không xử lý, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm có bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/ gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) nếu thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.
- Khi nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời.
Sách hay về tình yêu
Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.
Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.