Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khả năng phá hoại đặc biệt virus sởi

Không chỉ lây lan nhanh, virus sởi còn có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh rất dễ nhiễm bệnh sau này.

Bệnh sởi có khả năng xóa miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc nhiều bệnh hơn sau đó. Ảnh: Khương Nguyễn.

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi (Polynosa morbillarum) thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, khả năng lây nhiễm mạnh với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí không qua khỏi.

Bệnh sởi rất dễ lây lan. Trung bình, cứ 10 người chưa có miễn dịch với bệnh khi tiếp xúc gần với người mắc sởi sẽ có khoảng 9 người bị lây. Ngoài ra, sởi có thời gian lây nhiễm rất dài từ 4 ngày trước phát ban đến 4 ngày sau phát ban.

Theo bác sĩ Bùi Đức Thắng, bác sĩ Võ Nguyễn Hồng Tiên, Phòng tiêm vaccine, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), bệnh sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.

Điểm nguy hiểm của bệnh sởi là virus gây bệnh có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch. Khi mắc sởi, hệ miễn dịch của người bệnh trở về trạng thái nguyên sinh do virus xoá trí nhớ của các tế bào miễn dịch về những căn bệnh từng mắc cũng như những vaccine đã được tiêm trước đó.

Tình trạng này có thể kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí là 2-3 năm. Trong thời gian này, người bệnh rất dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm đã từng mắc trước đây hoặc đã từng có miễn dịch chủ động do tiêm vaccine.

Ngoài ra, sởi có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não màng não, viêm loét giác mạc, gây mù lòa, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng, còi cọc kéo dài, suy giảm miễn dịch kéo dài… Ở phụ nữ mang thai, bệnh làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc sinh non, dị dạng thai nhi...

Tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi có thể đạt hiệu quả bảo vệ lên đến 97% cho trẻ và tạo miễn dịch bảo vệ cộng đồng. Tùy vào độ tuổi, trẻ có thể tiêm 2-3 mũi vaccine để đảm bảo miễn dịch tốt.

Trẻ cần được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi; mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi, sớm nhất là 12 tháng tuổi nếu sống trong vùng có nguy cơ dịch sởi. Trẻ 1-7 tuổi không kịp tiêm mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi cần tiêm bù hai mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 3 tháng.

Cả hai nhóm trẻ trên đều có thể tiêm nhắc thêm một mũi sởi nữa vào thời điểm 3 năm sau mũi 2 để củng cố miễn dịch.

Trẻ trên 7 tuổi và người lớn cũng có thể phòng bệnh sởi bằng cách tiêm phòng 2 mũi, mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên một tháng.

Bên cạnh đó, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần hoàn thành lịch tiêm vaccine có thành phần sởi ít nhất 3 tháng trước thời điểm dự kiến cấn bầu.

Đối với nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa thể tiêm vaccine, người nhà cần chủ động tiêm phòng sởi, hạn chế tiếp xúc với bé khi có triệu chứng hô hấp… để hạn chế lây bệnh.

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

Bộ Y tế nói gì về việc TP.HCM công bố dịch sởi trên địa bàn?

Việc công bố dịch phụ thuộc vào 2 tiêu chí chính đó là yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương. Về tiêu chí chuyên môn, TP.HCM đủ điều kiện để công bố dịch sởi.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm