Con vắt được gắp ra từ mũi bệnh nhi. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy. |
Ngay khi đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), bệnh nhi được chỉ định nội soi mũi họng để kiểm tra và phát hiện có dị vật trong mũi. Dị vật được gắp ra xác định là một con vắt sống.
Theo lời mẹ bệnh nhi, trước đó, gia đình có cho em đi chơi thác. Nhưng sau chuyến đi, bé gái ngày càng sụt cân, xanh xao, chảy máu mũi và ho thường xuyên. May mắn, sau khi được bác sĩ xử lý, sức khỏe của bé gái đã ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, chia sẻ con vắt khi nằm trong mũi ở các ngách khe thường sẽ gây phù nề, xuất tiết, tắc nghẽn dẫn đến viêm mũi xoang.
Ngoài ra, chúng có thể bám hút ở các mạch máu lớn hoặc di chuyển xuống thanh quản. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi dai dẳng và gây thiếu máu mạn tính.
Vắt sống ở đất rất đói máu, chúng thường ẩn núp trong các hốc đá, dưới lá cây, dòng suối... Khi người hoặc các loài động vật đi qua, vắt búng nhảy và bám vào để hút máu. Vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào mũi, khí quản, ống tiêu hóa...
Bác sĩ Thanh khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để đề phòng đỉa, vắt chui vào hốc tự nhiên của cơ thể.
Đối với những người thường tắm suối, thác, ao, hồ… khi có những triệu chứng như ngạt tắc mũi, vướng họng kèm theo có chảy máu mũi, ho khạc ra máu, khàn tiếng cần đi khám nội soi tai mũi họng ngay để loại trừ dị vật sống ở đường hô hấp trên.
Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y
Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.