Ngồi quá nhiều, thức khuya và giờ giấc sinh hoạt, làm việc không khoa học sẽ khiến cơ thể ngày càng bị bào mòn, suy nhược. Ảnh minh họa: Phương Lâm. |
Để có được sức khỏe tốt cả thể chất lẫn tinh thần, chúng ta nên duy trì những thói quen sống lành mạnh. Bên cạnh đó, với những việc dưới đây, khi bạn càng "lười" sẽ càng có lợi cho sức khỏe.
"Lười" trang điểm
Trang điểm là việc làm thường ngày của phái đẹp. Tuy nhiên, việc trang điểm thường xuyên có thể gây hại làn da, tăng nguy cơ lão hóa sớm. Theo tạp chí Women's Health, các loại mỹ phẩm, sản phẩm trang điểm không thể tránh có chứa hóa chất bảo quản, độc hại. Ngay cả những loại mỹ phẩm được cho là “lành mạnh” cũng có thể gây tác động nhất định đến làn da.
Dưới tác động của hóa mỹ phẩm thường xuyên, làn da có thể bị viêm chân lông, lông bị kích thích tăng trưởng, khô và thô ráp do mạch máu giãn nở. Các triệu chứng thấy ở bên ngoài của da thường thấy rõ là ửng đỏ, sưng phù hay nổi mụn nước.
Việc thường xuyên trang điểm cũng dễ làm cho da bị mụn trứng cá nhiều hơn vì các sản phẩm trang điểm thường khiến cho da bị bít tắc lỗ chân lông, ngăn cản quá trình tiết mồ hôi. Điều này kích thích da tiết ra nhiều dầu nhờn, dễ "hút" các loại bụi bẩn trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển cũng như xâm nhập sâu vào làn da.
"Lười" ngồi
Theo WebMD, ngồi quá nhiều có liên quan đến sức khỏe tim kém, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí là chứng mất trí nhớ và trầm cảm. Thậm chí, kể cả bạn tập thể dục thường xuyên, việc ngồi nhiều có thể làm mất đi một số lợi ích của tập luyện.
Có một thực tế đáng tiếc là nhiều người trong chúng ta phải ngồi làm việc trong thời gian dài liên tục. Hãy thử đứng dậy sau mỗi nửa giờ ngồi và đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc liên tục trong nhiều giờ.
"Lười" lướt mạng xã hội
Thói quen thường xuyên kiểm tra lượt tương tác trên mạng xã hội hay tò mò về tin tức người nổi tiếng... dễ gây nghiện, ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và sức khỏe tinh thần của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra mạng xã hội có liên quan đến cảm giác bị cô lập, điều này có thể góp phần gây ra trầm cảm và lo lắng.
Điều đáng lo ngại không kém là những người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội lại bỏ lỡ cơ hội giao lưu ngoài đời thực với bạn bè, gia đình.
Không có gì sai khi dành thời gian rảnh rỗi để lướt mạng, nhưng bạn cũng cần hạn chế và đầu tư nhiều hơn cho những việc mang tính xây dựng, chẳng hạn viết nhật ký, trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc chuẩn bị bữa ăn lành mạnh.
Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội dễ khiến bạn cảm thấy cô đơn, trầm cảm, bỏ lỡ cơ hội giao lưu với bạn bè, người thân. Ảnh minh họa: Metro. |
"Lười" xem TV, máy tính
Giống việc phải ngồi trong thời gian dài hay lướt mạng xã hội, việc xem TV, máy tính cũng khiến chúng ta luôn chăm chú vào màn hình. Điều này gây áp lực rất lớn đến đôi mắt. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đo thị lực Mỹ, việc nhìn chằm chằm vào màn hình trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng thị giác máy tính, gây đau đầu, mờ mắt...
Hơn nữa, dành quá nhiều thời gian trước màn hình thực sự có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể làm giảm melatonin, loại hormone ngủ trong cơ thể, gây rối loạn nhịp sinh học và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ.
"Lười" thức khuya
Trong cuộc sống hiện đại, thức khuya là thói quen phổ biến của giới trẻ. Tuy nhiên, điều này thực sự ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh, người trưởng thành trung bình cần ngủ đủ 7-9 giờ. Ngoài ra, vấn đề không chỉ là bạn ngủ được bao nhiêu mà thời điểm bạn đi ngủ cũng là yếu tố quan trọng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern (Mỹ) và Đại học Surrey của Vương quốc Anh đã thực hiện nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 430.000 người. Kết quả cho thấy những người thức khuya có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, các bệnh về hệ thần kinh cao hơn so với người đi ngủ sớm.
Bên cạnh đó, trong thời gian theo dõi 6,5 năm, những người ngủ muộn có nguy cơ giảm tuổi thọ cao hơn 10% so với những người ngủ sớm.
Học cách già đi
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.
Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.