Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh ở tai mũi họng

Tai mũi họng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, do đây là các bộ phận nhạy cảm với tác động từ môi trường và khả năng đề kháng của trẻ chưa cao.

Tai mũi họng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng bao gồm ngạt mũi, chảy nước mũi, rối loạn ngửi, thay đổi tiếng khóc, tiếng cười, đau tai, thính lực kém…

Một số bệnh tai mũi họng phổ biến ở trẻ

Viêm họng

Viêm họng thường được chia ra thành viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Người bị viêm họng không chỉ thấy đau nhức ở cổ họng mà còn bị ho kéo dài, sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu.

Viêm xoang

Viêm xoang thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi. Khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan mà không được điều trị dứt điểm, khả năng cao trẻ sẽ bị viêm xoang trong tương lai.

Viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng sẽ có triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy mũi, đây là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang. Viêm mũi dị ứng thường chia thành 2 loại là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Viêm amidan

Viêm amidan có 2 giai đoạn là viêm amidan cấp tính và mạn tính. Biểu hiện chung khi bị viêm amidan là đau họng, amidan sưng to, gây khó khăn cho việc ăn uống, thậm chí là khó thở. Nếu bị amidan quá nặng, thậm chí phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Viêm amidan có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên vẫn là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém.

Thói quen xấu gây bệnh tai mũi họng ở trẻ

Bệnh ở tai mũi họng xảy ra chủ yếu là do thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm khói bụi. Ở người lớn, một số nguyên nhân chủ quan còn do thói quen sử dụng tai nghe âm lượng lớn, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều… Đối với trẻ em thì các nguyên nhân dẫn đến bệnh tai mũi họng lại khá đơn giản và tưởng chừng vô hại như:

Đưa đồ vật vào mũi và miệng

Các đồ vật xung quanh thường tiềm ẩn rủi ro vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, nếu trẻ vô tư chơi đùa và cho trực tiếp các đồ vật này tiếp xúc với đường thở, khả năng tai mũi họng sẽ bị virus, vi khuẩn xâm nhập là rất cao, dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp. Chưa kể nếu trẻ nuốt nhầm dị vật sẽ gây khó thở ngay lập tức, ảnh hưởng đến tính mạng.

Cắn móng tay

Phụ huynh nên tập cho con từ bỏ thói quen cắn móng tay. Trong móng tay có rất nhiều vi khuẩn, khi cắn sẽ trực tiếp đưa lượng vi khuẩn này vào miệng và cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus "hoành hành" trong cuống họng.

Xì mũi

Khi cho trẻ xì mũi, không nên xì quá mạnh, vì sẽ tạo ra áp suất lớn trong hốc mũi, làm vỡ các mạch máu nhỏ, gây chảy máu mũi và dẫn đến các bệnh lý như viêm tai giữa cấp.

Ngoáy mũi, ngoáy tai

Việc ngoáy mũi không đúng cách có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi, làm tổn thương da vùng tiền đình. Ngoáy mũi cũng khiến virus, vi khuẩn, nấm… từ tay vào mũi dễ dàng hơn, dẫn đến các bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi trẻ bị viêm mũi họng sẽ có các biểu hiện như sốt cao liên tục không hạ, mặc dù đã áp dụng chườm ấm và hạ sốt; ho nhiều, lồng ngực rút lõm, có dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh bất thường; rối loạn tiêu hóa kèm theo nôn nhiều; tai sẽ thấy có dịch chảy ra...

Sau khi điều trị 2-3 ngày mà các triệu chứng của viêm mũi họng không cải thiện, trẻ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Biện pháp để phòng tránh bệnh viêm mũi họng ở trẻ:

  • Vệ sinh mũi và hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng nhóm chất và vitamin.
  • Tăng cường sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch bằng việc bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin, thực phẩm tăng cường miễn dịch.
  • Không để trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm mũi họng hoặc các bệnh lý về đường hô hấp khác.
  • Vệ sinh nhà cửa, không gian sinh hoạt cũng như đồ chơi của trẻ thường xuyên.
  • Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người khác.
  • Che miệng khi hắt xì, ho… tránh lây lan vi khuẩn trong không khí.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ có thể hạn chế được nhiều chủng vi khuẩn và virus gây viêm mũi họng ở trẻ em.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Một người ở Hải Dương mắc bệnh Whitmore

Người đàn ông ở Hải Dương cho hay trước đó đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt.

https://suckhoedoisong.vn/thoi-quen-xau-khien-tre-de-mac-benh-o-tai-mui-hong-169240620220112184.htm

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng / Sức khỏe và Đời sống

Bạn có thể quan tâm