Đồng phục của đội tuyển Pháp tạo ra tranh luận. Ảnh: @berluti. |
Trước thềm Thế vận hội Olympic 2024, tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH và thương hiệu Berluti trình làng đồng phục cho lễ khai mạc của đội tuyển Pháp. Tuy nhiên, trang phục chào sân của tuyển quốc gia Pháp nhận về nhiều ý kiến chỉ trích.
Đồng phục của các vận động viên là set tuxedo màu xanh nước biển với ve áo ombre ánh hồng. Trong khi trang phục của nam giới có vai vuông, tay áo dài, bộ tuxedo của vận động viên nữ lại không có tay.
Khán giả cho rằng đồng phục của đội tuyển Pháp thể hiện sự phân biệt giới tính, làm mất đi tinh thần bình đẳng trong thể thao, theo The Independent.
Thiết kế loại bỏ tay áo trên đồng phục của vận động viên nữ đội tuyển Pháp khiến khán giả thể thao bất bình. Ảnh: @berluti. |
Tay áo chỉ dành cho nam giới?
The New York Times nhận định rằng đồng phục của đội tuyển Pháp góp phần “viết lại” quy tắc về trang phục cho vận động viên. Những set tuxedo cao cấp, sang trọng, được may đo tỉ mỉ này có thể so sánh với đồng phục của các tiếp viên hàng không.
Trang phục tham gia lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2024 của tuyển Pháp được cố vấn bởi Carine Roitfeld - cựu biên tập viên tạp chí Vogue Pháp.
Trong khi một số dành lời khen ngợi cho chất liệu vải cao cấp, đường cắt may tinh tế, nhiều người thể hiện sự khó hiểu về cách lựa chọn kiểu dáng đồng phục của đơn vị thiết kế. Công chúng đặt câu hỏi về quyết định loại bỏ tay áo khỏi set tuxedo của vận động viên nữ.
“Tay áo chỉ dành cho nam giới thôi sao?”, người dùng mạng xã hội để lại bình luận trong bài đăng của thương hiệu Berluti.
Khán giả chỉ trích nhà mốt nước Pháp phân biệt giới, làm mất đi tinh thần bình đẳng trong lĩnh vực thể thao. Ảnh: @berluti. |
Trang phục thi đấu được Nike thiết kế cho vận động viên nữ đội tuyển điền kinh Mỹ bị chỉ trích vì hở hang, dễ tạo tình huống khó xử khi thi đấu. Ảnh: Nike. |
'Đổ thêm dầu vào lửa'
Màn ra mắt đồng phục của đội tuyển Pháp như “đổ thêm dầu vào lửa” sau ồn ào trang phục thi đấu của đội tuyển điền kinh Mỹ.
Cụ thể, trang phục cho vận động viên nam bao gồm short dài ngang đùi và áo ba lỗ. Trong khi đó, đồng phục của nữ giới lại có thiết kế liền thân tương đối giống set bikini thông thường hoặc trang phục 2 mảnh bao gồm quần tam giác để lộ nhiều da thịt hơn.
Theo cựu vận động viên chuyên nghiệp Lauren Fleshman, nữ giới có thể cảm thấy không thoải mái khi thi đấu trong bộ đồng phục hở hang. Họ phải liên tục kiểm tra trang phục, tránh tạo ra tình huống hớ hênh trước khán giả và đảm bảo an toàn cho các bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể.
“Nếu các nhà sản xuất lập luận rằng thiết kế này giúp gia tăng hiệu suất thi đấu của vận động viên nữ, tại sao nam giới không mặc chúng?”, Lauren Fleshman đặt câu hỏi.
Hơn nữa, trang phục để lộ nhiều da thịt có thể khiến các vận động viên nữ cảm thấy tự ti về hình thể khi thi đấu. Tâm lý này tất yếu làm giảm hiệu suất và thành tích của họ.
Trước phản ứng trái chiều từ phía công chúng, Nike, đơn vị sản xuất đồng phục cho đội tuyển điền kinh Mỹ, xác nhận với Reuters rằng thương hiệu thời trang thể thao này đem đến nhiều lựa chọn hơn cho các vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic. Trang phục gây tranh cãi chưa phải sự lựa chọn cuối cùng.
Ngoài ra, nữ giới cũng có thể kết hợp những món đồ thời trang khác nhau khi thi đấu, đảm bảo sự thoải mái và tự tin trong quá trình này.
Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng
Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.