Vi khuẩn trong ruột người giúp phân hủy thức ăn khác nhau giữa người gầy và người béo phì. Ảnh: Bestkid. |
Nghiên cứu được thực hiện bởi TS Gaël Toubon (Đại học Sorbonne Paris, Pháp) đã xem xét dữ liệu từ 512 trẻ sơ sinh. Theo Guardian, đây là một phần trong nghiên cứu theo dõi cuộc sống 18.000 trẻ em sinh ra ở Pháp.
Theo đó, nghiên cứu quan sát chỉ số BMI của trẻ 2-5 tuổi. Các mẫu phân được thu thập lúc trẻ 3,5 tuổi. Kết quả, nhóm nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI lúc 5 tuổi và tỷ lệ của hai loại vi khuẩn đường ruột liên quan trực tiếp đến bệnh béo phì (Firmicutes và Bacteroidetes). Cơ thể trẻ càng có nhiều Bacteroidetes càng ít có nguy cơ bị béo phì.
Ruột là một phần của hệ thống tiêu hóa. Quan trọng, bạn phải đảm bảo tất cả các chất dinh dưỡng có lợi được hấp thụ, từ đó sử dụng các chất dinh dưỡng này để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Vi khuẩn trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn, chúng có thể thay đổi trong vài tháng và năm đầu đời của trẻ. Gián đoạn sự phát triển này có thể dẫn đến đến nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm bệnh viêm ruột, bệnh tiểu đường loại 1 và béo phì ở trẻ em.
Sức khỏe đường ruột được coi là một chỉ số quan trọng đối với bệnh béo phì. Ảnh: Cultura Creative/Alamy. |
Sự phong phú hơn của 3 loại vi khuẩn - nhóm Eubacterium hallii, Fusicatenibacter và nhóm Eubacterium ventriosum - được xác định là yếu tố rủi ro dẫn đến chỉ số BMI cao hơn.
"Những vi khuẩn đường ruột này ảnh hưởng đến cân nặng bởi chúng điều chỉnh lượng chất béo mà chúng ta hấp thụ. Trẻ em sẽ hấp thụ nhiều calo và dễ tăng cân hơn khi tỷ lệ Firmicutes cao hơn Bacteroidete", ông Toubon nói.
TS Toubon cho biết hệ vi sinh vật đường ruột là yếu tố quan trọng trong giai đoạn đầu đời, có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân trong thời thơ ấu và cuộc sống sau này.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự mất cân bằng trong các nhóm vi khuẩn khác nhau đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh béo phì", ông Toubon cho biết.
Sức khỏe đường ruột được coi là chỉ số quan trọng đối với bệnh béo phì và sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu trước đây cho thấy vi khuẩn trong ruột người giúp phân hủy thức ăn khác nhau giữa người gầy và người béo phì.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.