Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào ngành sức khỏe và sư phạm

Thí sinh đăng ký vào các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe phải đảm bảo kết quả học tập cả 3 năm THPT, thay vì chỉ năm lớp 12 như hiện nay.

Sinh viên nhóm ngành sức khỏe tại Đại học Phan Châu Trinh. Ảnh: NTCC.

Nội dung trên nằm trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, quy chế tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2025 vừa được Bộ GD&ĐT công bố.

Trong đó, Bộ GD&ĐT điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Cụ thể, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành này phải có kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8 trở lên.

Riêng các ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Trước đó, Bộ GD&ĐT chỉ quy định xét kết quả học tập lớp 12 đạt loại khá/giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 hoặc 8 trở lên.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên dự tuyển vào đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, một số tiêu chí cũng thay đổi như:

  • Học lực 3 năm cấp THPT đạt loại giỏi (mức tốt) trở lên (trước đây chỉ yêu cầu lớp 12) hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8 trở lên;
  • Tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên hoặc học lực cấp THPT đạt loại khá (trước đây chỉ yêu cầu lớp 12) và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;

Tương tự, với các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh... một trong các tiêu chí cũng yêu cầu thí sinh học lực cấp THPT đạt loại khá (mức khá) hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 6,5 trở lên...

Các điều kiện trên áp dụng với tất cả phương thức xét tuyển, trong khi thông tư hiện hành chỉ áp dụng với nhóm không xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT tạo có quy định riêng về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với khối ngành sư phạm và sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của hai nhóm đặc thù này. Quy định này xuất phát từ thực tế tuyển sinh năm 2017, nhiều trường lấy điểm chuẩn thấp, thậm chí có trường chỉ lấy 3 điểm mỗi môn ở khối ngành sư phạm.

Năm 2024, ngưỡng điểm sàn xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT đối với các ngành thuộc nhóm sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học dao động 19-22,5 điểm. Trong khi đó, điểm sàn khối ngành sư phạm trình độ đại học là 18-19 điểm.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung đang trong quá trình xây dựng, xin ý kiến để hoàn thiện. Quy chế mới sẽ được áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Dự kiến đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm

Theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm