Chi phí thuê nhà tăng cao, nhiều người trẻ chấp nhận chia sẻ giường ngủ với người lạ để giảm gánh nặng tài chính. Ảnh: Molly Champion/Pexels. |
“Hot-bedding” chỉ việc dùng chung giường với người lạ, thường là luân phiên nhau, để san sẻ chi phí, theo Insider.
Priyanka (19 tuổi, đến từ Ấn Độ), du học sinh ở thành phố Melbourne (Australia), nói với SBS News rằng cô chia sẻ 550 USD tiền thuê phòng với người đàn ông làm tài xế xe tải ca đêm.
Trong khi Priyanka ngủ trên giường vào ban đêm, người này nghỉ ngơi tại đó vào ban ngày. Những hôm tài nam xế không đi làm, nữ sinh viên không thể sử dụng giường. Thay vào đó, cô “cắm trại” trong nhà kho, ngủ trên tấm đệm nhỏ.
“Hot-bedding” không phải là xu hướng mới.
Giá cả đang tăng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Australia. Cục Thống kê Australia báo cáo mức tăng 7,3% trong chỉ số chi phí sinh hoạt từ năm 2022 đến 2023. Người nhập cư và sinh viên quốc tế dễ gặp khó khăn về tài chính do lạm phát.
Cuộc khảo sát năm 2021 của Đại học Công nghệ Sydney thăm dò 7.000 sinh viên quốc tế sống ở 2 thành phố Sydney và Melbourne. Trong đó, 3% áp dụng “hot-bedding” để tiết kiệm tiền thuê nhà, 4/10 cho biết họ phải bỏ bữa do gánh nặng tài chính.
“Hot-bedding” chủ yếu được báo cáo ở Australia, nhưng việc dùng chung giường có thể lan sang các quốc gia khác.
Vào tháng 6, một chủ nhà người Canada đăng quảng cáo trên trang web rao vặt cho căn phòng trị giá 417 USD với điều kiện khách thuê phải ngủ chung giường cỡ lớn với một người lạ. Không rõ liệu có ai nhận lời đề nghị bất thường của chủ nhà hay không.
Trong khi nhiều người không thích xu hướng “hot-bedding”, một số lại đi theo những cách phi truyền thống khác để có bạn cùng phòng.
Millennials (những người sinh năm 1981-1996) được coi là “thế hệ bạn cùng phòng” trong bối cảnh lạm phát tạo ra các khu vực sinh sống chật hẹp hơn và tỷ lệ sở hữu nhà thấp hơn.
Một số thanh niên thậm chí còn sống chung với người lớn tuổi. Tháng 7/2022, Nadia Abdullah (25 tuổi) nói với The Washington Post rằng cô thuê phòng của Judith Allonby (64 tuổi).
Trong khi đó, một số trường đại học đang tạo ra các chương trình cho phép sinh viên sống giữa những người lớn tuổi.
Gia đình dồn tiền để cho Priyanka đến Australia du học mà không hay biết cô phải vật lộn để mua thức ăn, trả tiền thuê nhà và phương tiện đi lại.
“Lúc nào tôi cũng căng thẳng, lo lắng. Tôi không có lấy một nơi yên bình để ngả lưng và thư giãn, trong khi việc học cũng tồi tệ”, Priyanka nói.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.