Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dựng lều sống ở bãi rác vì thất nghiệp, không muốn đi làm

4 năm sau thất nghiệp, Li Shu (29 tuổi) hết khả năng chi trả tiền thuê nhà. Anh chọn bán hết đồ đạc và ra ngoài đường sống tạm bợ.

Tencent News đưa tin Li Shu (29 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc) đã thất nghiệp và sống trong lều tại một bãi đỗ xe bỏ hoang ở địa phương trong suốt 200 ngày.

Câu chuyện nam thanh niên quyết định sống trong lều tại một bãi đỗ xe bỏ hoang tiếp tục khơi mào cuộc tranh luận về văn hóa “nằm yên” và sức hấp dẫn ngày càng tăng của nó với giới trẻ nước này.

Cuối năm 2018, Li xin nghỉ việc và bắt đầu dừng cố gắng. Trong vài năm sau đó, anh sống trong căn hộ đi thuê, thường xuyên ở nhà và ít giao tiếp xã hội.

Người đàn ông sớm nhận ra rằng mình sớm muộn cũng tiêu hết số tiền tiết kiệm, vì vậy đã giảm chi tiêu xuống còn khoảng 10 nhân dân tệ/ngày (1,5 USD).

gioi tre nam yen anh 1
Căn lều đáp ứng được chỗ ăn, ngủ hàng ngày của Li. Còn nhu cầu tắm rửa, vệ sinh hay sạc pin điện thoại, Li phải đi xa để tìm kiếm.

Đến năm ngoái, Li thực hiện ý tưởng sống ở ngoài trời, sau khi hết khả năng trả tiền thuê nhà. Anh chuyển ra ngoài, dựng lều sống với 4.500 nhân dân tệ (640 USD) dành dụm từ việc bán tất cả đồ đạc, bao gồm cả máy ảnh và máy tính.

Chiếc lều màu cam được dựng lên giữa bãi đất trống, xung quanh là đá và gạch nằm ngổn ngang cùng cây cối mọc um tùm. Nơi này cũng chứa đầy phế thải xây dựng và tình trạng tồi tệ đến mức một số người ví nó như "bãi rác".

Bên ngoài, Li treo tấm biển nhắc nhở người đi đường rằng đây là là nơi trú ẩn của mình, không phải đồ bỏ đi, đồng thời nhấn mạnh đây là tài sản cá nhân, người khác vui lòng không động vào dù không có đồ gì giá trị bên trong.

“Nếu bạn muốn tôi chuyển đi, hãy gọi cho tôi. Dù sao, tôi chỉ đang sống tạm thời ở đây. Nếu việc ở đây làm phiền người khác, tôi sẽ xin lỗi và rời đi ngay lập tức”, Li viết thêm bên ngoài tấm biển.

Li cho biết chiếc lều đã qua sử dụng có giá 400 nhân dân tệ (57 USD) là thứ đắt nhất mà anh sở hữu. Ngoài ra, anh chỉ hai bộ quần áo cũ, bếp nấu ăn dã chiến, nồi nhôm và một số món thực phẩm khác.

Hàng ngày, anh loay hoay nấu ăn bằng chiếc bếp cũ, xoay quanh vài món cơ bản gồm bánh trứng khoai tây, mì, bánh bao và lẩu bò.

Mặc dù phải đi bộ một quãng đường dài để tìm nước và sạc pin cho điện thoại, Li cho biết đó không phải vấn đề lớn với anh. Sau khi Li chia sẻ chi tiết về cuộc sống hàng ngày của mình lên mạng, nhiều người bày tỏ sự lo lắng và một số người quan ngại Li có từng trải qua chấn thương tâm lý nào không.

Tuy nhiên, nam thanh niên khẳng định đây là lựa chọn tự mình đưa ra và giờ hài lòng với cuộc sống hiện tại, bất chấp chỗ ăn ở tạm bợ.

Khi những người bạn thân nhất của Li cố gắng cung cấp chỗ ở và hỗ trợ tài chính để giúp anh bắt đầu việc kinh doanh, Li từ chối và nói muốn duy trì lối sống như hiện giờ.

“Khi bạn từ bỏ theo đuổi những mục tiêu xa vời và phải cạnh tranh gay gắt, bạn sẽ dần cảm thấy bình yên và quen với việc hoàn cảnh thay đổi. Tôi thấy rất thư giãn”, Li nói.

Câu chuyện của Li là ví dụ mới nhất cho phong trào "nằm yên" của người trẻ Trung Quốc. Từ này có nghĩa là chỉ làm những gì tối thiểu để sống qua ngày và không phấn đấu vì điều gì khác ngoài những gì cần thiết để tồn tại.

Nhiều người coi đó là cách để họ phản ứng, chống đối lại văn hóa làm việc ngày càng độc hại và cạnh tranh quá mức của Trung Quốc, đặc biệt gây khó khăn đối với những người trẻ tuổi.

Trên mạng xã hội, người khen người chê quyết định của Li. Theo một số người, anh nên đi tu thay vì sống trong môi trường mất vệ sinh ngoài bãi đất hoang. Còn người khác lại bênh vực: "Không có cách sống đúng hay sai. Chỉ cần anh ấy thích là được".

Cuộc sống hai mặt của người trẻ

Nỗi sợ giao tiếp với cộng đồng ở thanh niên Trung Quốc có dấu hiệu trầm trọng thêm, khi nhiều người cho hay việc nói chuyện trên mạng hay ngoài đời đều là thách thức lớn với họ.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hiền Thy

Ảnh: SCMP.

Bạn có thể quan tâm