Ban đầu, áo lót của phụ nữ chính là chiếc corset nịt ngực. Nhưng do không thể mặc cùng váy hở lưng, Mary Phelps Jacob đã lấy 2 chiếc khăn tay và một sợi ruy băng tạo ra mẫu áo có hình dáng như ngày nay chỉ vài giờ trước khi biểu diễn. Tuy nhiên, bằng sáng chế đồ lót của Mary Phelps Jacob nhanh chóng được Warner Brothers Corset Company of Bridgeport mua lại với giá 1.500 USD và giúp công ty này kiếm được 15 triệu USD trong 30 năm. Ảnh: @underpinningsmuseum. |
Vào những năm 1950, áo ngực có thể bơm hơi nhằm giúp phụ nữ thay đổi kích thước vòng một rất phổ biến. Tuy nhiên, người dùng cần thổi vào áo qua chiếc ống hút để có kích cỡ mong muốn. Dù được nhận xét là hợp thời trang, những mẫu áo này thường bị xì hơi đột ngột mà không báo trước. Ảnh: Mediadrumimages. |
Năm 1977, Hinda Miller, Lisa Lindahl và Polly Palmer Smith được cấp bằng sáng chế cho Jogbra - loại áo lót dành cho phụ nữ khi chơi thể thao. Họ là những người thích chạy bộ và nhận ra rằng áo lót bình thường không thể mang lại mức độ thoải mái. Vì thế, 3 cô gái tạo ra chiếc áo lót thể thao đầu tiên từ đồ lót nam chỉ trong vài giờ. Ảnh: Depositphotos. |
Đến nay, bộ Red Hot Fantasy Bra của Victoria's Secret vẫn là mẫu nội y đắt đỏ nhất thế giới. Được ra mắt vào năm 2000, thiết kế này làm từ chất liệu vải satin đỏ, gắn hơn 1.300 viên đá quý và có giá lên đến 15 triệu USD. Ảnh: Pinterest. |
Trước năm 1950, áo phông được coi là một loại đồ lót. Tuy nhiên, nam diễn viên trở thành người phá vỡ nguyên tắc này khi diện áo phông bó sát trong nhiều bộ phim thành công như A Streetcar Named Desire, The Wild One, Rebel Without a Cause. Từ đó, áo phông được coi như trang phục thường ngày phổ biến của nam giới. Ảnh: Warner Bros. |
Tại Nhật Bản, mẫu áo lót này là dành cho nam giới vì sức khỏe. Cụ thể, theo các nhà thiết kế, chiếc áo có tác dụng giảm lực hấp dẫn lên ngực cánh mày râu nhằm giữ dáng. Dù mục đích rõ ràng là vậy, nó vẫn chưa được chứng minh có hiệu quả thật sự hay không. Ảnh: Koreaboo. |
Julian Rios Cantu (18 tuổi, đến từ Mexico) là người đầu tiên phát minh ra chiếc áo ngực có khả năng phát hiện ung thư vú. Mẫu áo mang tên Eva của Julian có 200 cảm biến theo dõi nhiệt độ, sự thay đổi hình dạng và trọng lượng của vòng một. Tuy nhiên, người dùng cần mặc tối thiểu 1-1,5 giờ/tuần. Hiện tại, thiết kế vẫn trong giai đoạn nghiên cứu. Ảnh: @NerdAlert. |