Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Dũng sĩ nào của nước ta từng ném đao bay xa 10 dặm?

Ông được mệnh danh là đệ nhất dũng sĩ, ném đao bay xa 10 dặm, sánh ngang những nhân vật khỏe mạnh nổi tiếng khác.

Le Phung Hieu anh 1

Câu 1: Dũng sĩ nào của nước ta nổi tiếng với câu chuyện “ném đao bay xa 10 dặm”?

  • Phù Đổng Thiên Vương
  • Triệu Quang Phục
  • Lê Phụng Hiểu
  • Phạm Tu

Lê Phụng Hiểu được mệnh danh là dũng sĩ đệ nhất của nước Nam. Khi được vua ban thưởng, ông xin lên núi Băng Sơn ở quê ném đao lấy ruộng. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lê Phụng Hiểu đã ném cây đao bay xa tới 10 dặm (khoảng 4,5 km).

 

Le Phung Hieu anh 2

Câu 2: Lê Phụng Hiểu quê ở tỉnh nào hiện nay?

  • Ninh Bình
  • Bắc Ninh
  • Thanh Hóa 
  • Thái Bình

Lê Phụng Hiểu (982-1059) là công thần của triều đại nhà Lý. Ông quê ở hương Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đoằng, lộ Thanh Hóa (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay).

 

Le Phung Hieu anh 3

Câu 3. Sinh thời, tên tuổi của Lê Phụng Hiểu gắn liền chiến công nào sau đây?

  • Đánh đuổi quân Tống
  • Dẹp loạn tam vương
  • Khai hoang lập ấp
  • Cả 3 chiến công trên

Lê Phụng Hiểu từng lập nhiều chiến công hiển hách cho nhà Lý, nhưng tên tuổi của ông gắn liền việc dẹp loạn tam vương, bảo vệ di huấn của vua Lý Thái Tổ, đưa hoàng tử Phật Mã (Lý Thái Tông) lên ngôi.   

 

Le Phung Hieu anh 4

Câu 4: Lê Phụng Hiểu từng chỉ huy quân đội nhà Lý đánh đuổi giặc nào, giữ yên bờ cõi?

  • Ai Lao
  • Chân Lạp
  • Chiêm Thành
  • Xiêm La

Dưới thời vua Lý Thái Tông, Lê Phụng Hiểu được phong làm Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Năm 1044, ông chỉ huy quân đội nhà Lý đánh bại giặc Chiêm Thành nhũng nhiễu biên cương, giữ yên bờ cõi phía Nam.

 

Le Phung Hieu anh 5

Câu 5. Ruộng Lê Phụng Hiểu được vua ban thưởng nhờ ném đao được gọi là?

  • Ruộng kim ngân
  • Rộng kim đao
  • Ruộng thác đao
  • Ruộng hoàn đao

Sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, vua muốn thưởng cho Lê Phụng Hiểu, ông xin vua đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa đến đâu lấy làm đất biệt nghiệp đến đấy. Sử kể lại rằng đao đi xa đến mười dặm, vua đã cho ban số ruộng ấy gồm 100 mẫu. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là “ruộng thác đao” hay “thác đao điền”.

 

Le Phung Hieu anh 6

Câu 6. Lê Phụng Hiểu từng được so sánh với dũng sĩ nổi danh nào của Trung Quốc?

  • Hạng Vũ
  • Trương Phi
  • Lã Bố
  • Hứa Chử

Sinh thời, Lê Phụng Hiểu rất ham mê các môn võ thuật. Ông nổi tiếng là đô vật nức tiếng trong vùng, thuộc hạng dũng sĩ “bạt sơn cửu đỉnh” như Hạng Vũ, Phàn Khoái ở Trung Quốc… Vua Lý Thái Tổ nghe tiếng tăm đã mời ông ra Thăng Long bổ dụng làm Võ vệ tướng quân.

 

Le Phung Hieu anh 7

Câu 7. “Thân hình cao đại, kỳ vĩ, mày râu dài và rậm, sức mạnh hơn người…” là lời nhận xét của sách nào về Lê Phụng Hiểu?

  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Việt điện u linh
  • Lĩnh Nam chích quái
  • Đại Việt sử ký tiền biên

Miêu tả về Lê Phụng Hiểu, sách Việt điện u linh chép rằng: “Thân hình cao đại, kỳ vĩ, mày râu dài và rậm, sức mạnh hơn người”… “Lúa gặt ba mẫu mà chỉ gánh một gánh, bữa cơm hai mươi người ăn mà chỉ ăn một bữa thì cái dị lực của vương ra làm sao!”.

 

Le Phung Hieu anh 8

Câu 8. Sau khi qua đời, Lê Phụng Hiểu được nhân dân tỉnh nào suy tôn làm thành hoàng?

  • Nghệ An
  • Hà Nam
  • Ninh Bình
  • Bắc Ninh

Theo Báo Bắc Ninh, nhân dân đời sau đã xây đền thờ ở nhiều nơi. Trong đó, nhân dân thuộc khu Hòa Đình, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh đã xây dựng đền thờ và suy tôn ông làm thành hoàng. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con đường trên cả nước.

 

Lê Phụng Hiểu và sự tích ném đao Sự tích ruộng thác đao gắn liền chiến công của Lê Phụng Hiểu sau khi ông đánh thắng quân Chiêm Thành trở về.

Chuyện về ba vị vua trẻ kiệt xuất trong sử Việt

Lên ngôi khi còn rất trẻ, Lý Nhân Tông, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông nhanh chóng ổn định được đất nước, đem lại cuộc sống bình yên cho muôn dân.



Nguyễn Thanh Điệp

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm