Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Trạng Quỳnh là ai, có thật hay không?

Trạng Quỳnh là nhân vật nổi tiếng trong dân gian, đại diện cho tài trí, thông minh, dí dỏm, trào lộng, nhưng không phải ai cũng biết ông là người thế nào, sống ở đâu?

Trang Quynh anh 1

Câu 1: Trạng Quỳnh tên thật là gì?

  • Lê Quỳnh
  • Lý Quỳnh
  • Nguyễn Quỳnh
  • Hồ Quỳnh Trạng

Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677-1748), sống vào thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Trang Quynh anh 2

Câu 2: Trạng Quỳnh quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Ninh Bình
  • Thanh Hóa 
  • Nam Định

Trạng Quỳnh (Nguyễn Quỳnh) quê tại làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Hiện, nơi đây vẫn còn đền thờ của ông. Năm 1992, đền thờ Trạng Quỳnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. 

Trang Quynh anh 3

Câu 3: Trạng Quỳnh được dân gian đặt cho biệt hiệu gì?

  • Đình Quỳnh
  • Cống Quỳnh
  • Đình Nguyên
  • Trạng Vít

Nguyễn Quỳnh thường được dân gian gọi là Cống Quỳnh vì ông từng thi đỗ Hương Cống. Hiện nay, ở TP.HCM, một con đường mang tên Cống Quỳnh.

Trang Quynh anh 4

Câu 4: Trạng Quỳnh nổi tiếng trong dân gian bởi?

  • Liêm khiết
  • Hay thơ
  • Trào lộng
  • Hiếu học

Trạng Quỳnh có nhiều cá tính, đại diện cho sự thông minh, hiếu học, nhưng trong các giai thoại dân gian ông nổi tiếng bởi sự trào lộng, tạo nên sự khác biệt với những ông trạng đích thực khác.

Trang Quynh anh 5

Câu 5. Sinh thời, Trạng Quỳnh là bạn thơ của nữ thi sĩ nổi danh nào?

  • Hồ Xuân Hương
  • Nguyễn Thị Hinh
  • Đoàn Thị Điểm
  • Nguyễn Thị Lộ

Tuy không đỗ cao, Nguyễn Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc, dân gian từng có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam", nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông. Theo một số tài liệu, ông sinh thời là bạn thơ của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm.

Trang Quynh anh 6

Câu 6. Danh hiệu cao nhất mà Trạng Quỳnh từng thi đỗ?

  • Trạng nguyên
  • Bảng nhãn
  • Thám hoa
  • Hương Cống

Trạng Quỳnh thực tế không thi đỗ trạng nguyên, danh hiệu cao nhất ông đạt được trên con đường khoa cử chỉ là đỗ đầu ở kỳ thi Hương (Hương Cống). Nhờ vào trí thông minh hơn người, ông vẫn được dân gian suy tôn là trạng.

Trang Quynh anh 7

Câu 7. Món ăn “Mầm đá” nổi tiếng được Trạng Quỳnh dâng cho ai?

  • Chúa Trịnh
  • Chúa Nguyễn
  • Vua Lê 

  • Vua Mạc

"Mầm đá" là món ăn nổi tiếng được Trạng Quỳnh dân lên để chữa bệnh “chán ăn” cho Chúa Trịnh, do chúa quanh năm ăn quá nhiều sơn hào hải vị nên bị chán ăn. Thực chất, món ăn này chỉ là cơm rang muối. 

Trang Quynh anh 8

Câu 8. Trạng Quỳnh từng được triều đình bổ nhiệm giữ chức quan nào?

  • Giáo thụ
  • Tri phủ
  • Viên ngoại lang
  • Cả 3 chức trên

Sau khi đỗ đầu ở kỳ thi Hương, Trạng Quỳnh bước vào quan trường. Ông từng được triều đình phong làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Hà Tây cũ), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, ông làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ...

Tội đánh bạc bị xử phạt như thế nào trong lịch sử?

Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam có những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc để ngăn chặn nạn đánh bạc.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm