Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng uống cà phê lúc ôn thi nữa

Cà phê giúp bạn tỉnh táo và có thể học bài đến khuya nhưng năng lượng này chỉ là "đi mượn" và bạn sẽ phải "hoàn trả" vào ngày hôm sau.

Cà phê chỉ giúp học sinh tỉnh táo tạm thời. Ảnh: Pexels.

Cà phê là vị cứu tinh của nhiều học sinh trong các kỳ thi quan trọng vì loại đồ uống này giúp các em tỉnh táo và thức xuyên đêm để học bài. Nhưng dù hữu ích thế nào, cà phê cũng gây ra một số tác hại nhất định.

Theo Times of India, cà phê chỉ an toàn khi tiêu thụ trong giới hạn cho phép. Uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ không an toàn cho sức khỏe và có thể gây ra những tác dụng phụ phổ biến như đau đầu dai dẳng, nhịp tim không đều, tim đập nhanh...

Đối với những người thích uống cà phê có đường, bạn cần lưu ý lượng đường tiêu thụ trong mỗi tách cà phê. Lạm dụng đường khi uống cà phê có thể ảnh hưởng tâm trạng và gây ra một số biến chứng lâu dài cho sức khỏe.

Theo bà Madhavi Savani, cố vấn tại Bệnh viện Apollo (thành phố Ahmedabad, Ấn Độ), cà phê giúp con người tỉnh táo nhưng năng lượng đó chỉ là năng lượng "đi mượn", mang tính chất tạm thời. Năng lượng bạn "mượn" vào ban đêm sẽ được hoàn trả vào ban ngày.

Hiện tượng này còn được gọi là caffeine crash. Theo Healthline, hiện tượng này xảy ra khi bạn hấp thụ khoảng 20-200 mg caffeine. Sau 60 phút uống cà phê, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện và kéo dài trung bình trong 5 giờ.

Lúc đó, sự tỉnh táo nhờ uống cà phê bắt đầu biến mất và thay bằng sự mệt mỏi, kém tỉnh táo, mất tập trung. Bạn sẽ trở nên cáu kỉnh, tâm trạng thay đổi thất thường vì cơ thể mệt mỏi, đau đầu, cả người đau nhức...

Caffeine crash xảy ra có thể do thiếu ngủ, tiêu thụ caffeine quá mức hoặc quá sát giờ ngủ. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong vài giờ hay thậm chí cả tuần.

Bà Madhavi Savani nói thêm người hiện đại uống nhiều cà phê vì họ cần sự tỉnh táo khi học tập, làm việc và mong muốn giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, một điều mà những người uống cà phê không nhận ra là caffeine chỉ mang lại cảm giác tỉnh táo tạm thời.

Cà phê giúp giải phóng dopamine và serotonin trong các tế bào thần kinh giúp thư giãn cơ thể. Nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Trái lại, nếu lạm dụng cà phê, con người có thể bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn hệ thống miễn dịch và giảm khả năng tập trung.

"Uống cà phê quá nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng đọc, học tập và chức năng nhận thức của con người, đồng thời làm tăng tình trạng lo lắng, mệt mỏi vào buổi sáng, thậm chí làm tăng tuổi chuyển hóa", bà Savani nhấn mạnh.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Dấu hiệu bạn bị kiệt sức khi ôn thi

Kiệt sức khi ôn tập có thể gây mất thời gian và ảnh hưởng sức khỏe, tâm trạng. Bạn cần xác định rõ những dấu hiệu để có biện pháp cải thiện, từ đó nâng cao hiệu quả ôn tập.

Thái An

Bạn có thể quan tâm