Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dưỡng chất cần có trong thực đơn của bệnh nhân COPD

Chất béo lành mạnh, carbs phức tạp, kẽm hay vitamin D là những dưỡng chất có lợi giúp kiểm soát và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng mạn tính của phổi, chủ yếu bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản. Cả hai điều kiện này đều khiến người bệnh khó thở. Các triệu chứng khác của COPD bao gồm thở khò khè, nhiều đờm, mệt mỏi.

Theo NDTV, chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người mắc bệnh COPD năng động, khỏe mạnh hơn và duy trì chức năng phổi tốt hơn. Một số thực phẩm gợi ý dưới đây giúp bệnh nhân COPD dễ thở, giảm các triệu chứng hiệu quả:

Chất béo lành mạnh

Khi mắc COPD, điều quan trọng là giữ trọng lượng cơ thể ổn định. Tuy nhiên, thưởng thức một vài chất béo lành mạnh trong ngày sẽ không gây hại. Bao gồm các chất béo lành mạnh như Omega 3, chất béo đơn và không bão hòa đa trong chế độ ăn uống, tránh chất béo bão hòa. Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm bơ, dầu ôliu, cá hồi và cá mòi.

Benh phoi man tinh anh 1

Bơ là món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh COPD. Ảnh: TimeofIndia.

Yến mạch

Bột yến mạch là nguồn phong phú của carbs phức tạp, sắt, canxi, chất xơ và vitamin A. Bột yến mạch với sữa là bữa sáng gợi ý hoàn hảo cho bệnh nhân COPD. Hàm lượng chất xơ cao của món ăn này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn với số lượng calo ít. Có thể thêm quả mọng tươi để thơm ngon hơn, tránh chất làm ngọt nhân tạo.

Đậu

Đậu nành và các loại đậu nên là một phần quan trọng trong chế độ ăn của bệnh nhân COPD. Chúng rất giàu kẽm - yếu tố quan trọng giúp giảm các triệu chứng COPD. Nam giới cần 11 gram kẽm mỗi ngày và phụ nữ cần 8 gram.

Phô mai

Thêm một số phô mai vào khoai tây, gạo hoặc rau sẽ tăng cường dinh dưỡng của các món ăn này. Phô mai là nguồn canxi phong phú, giúp ngăn ngừa xương bị yếu đi do ảnh hưởng của các loại thuốc COPD.

Uống nhiều chất lỏng

Chất lỏng không chứa caffeine và không cồn giúp phổi sạch sẽ. Nó làm lỏng chất nhầy, đờm, do đó giúp bạn dễ thở hơn.

Tăng cường vitamin D

Thiếu vitamin D có thể khiến các triệu chứng COPD tồi tệ hơn. Cơ thể có thể hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc từ các thực phẩm bao gồm cá thu, cá ngừ và cá hồi.

Luôn có protein trong mỗi bữa ăn

Protein nên là một phần của mỗi bữa ăn của bệnh nhân COPD. Nó làm tăng lượng calo và nuôi dưỡng cơ thể bằng các chất dinh dưỡng quan trọng. Trong bữa sáng, bạn có thể bao gồm trứng và bơ đậu phộng, bữa trưa với protein nạc như cá hồi và các loại đậu cho bữa tối.

Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian

Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.

Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.

Vụ phát hiện gần 600 nhãn hiệu sữa giả: Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm