Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dương Chí Dũng còn cơ hội để thoát án tử hình?

Chiều nay, TAND tối cao tại Hà Nội sẽ tuyên án Dương Chí Dũng và đồng phạm trong vụ đại án tại Vinalines sau thời gian nghị án kéo dài.

Không thể tuyên án nếu kẻ nói có, người bảo không

Liệu sau nhiều lần quay lại xét hỏi các bị cáo, nhiều mâu thuẫn chưa được đối đáp thỏa đáng giữa Viện Kiểm sát (VKS) và LS, HĐXX phúc thẩm sẽ nhận định như thế nào về tội tham ô của hai bị cáo nguyên là "sếp" ở Vinalines?

Dương Chí Dũng: 'Xin cho bị cáo được sống'

"Nếu chưa chứng minh được bị cáo vô tội thì xin cho bị cáo được sống. Nếu có tội bị cáo có chết cũng phải chịu...", Dương Chí Dũng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.

 

LS Hoàng Huy Được, bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc, sau những ngày căng thẳng bào chữa cho thân chủ của mình, nghĩ về tuyên án đã chia sẻ: "Về nguyên tắc, không thể tuyên có tội nếu một bên bảo có, bên bảo không và HĐXX không đưa ra được căn cứ nào khác chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo". LS Được cho rằng, trong vụ án này, qua mấy ngày xét xử phúc thẩm, bị cáo Trần Hải Sơn - người đã “gán” tội tham ô cho Dũng, Phúc đưa ra toàn những lời khai mâu thuẫn, trong khi đó các bị cáo Dũng, Phúc từ đầu cho đến phút nói lời sau cùng liên tục bác bỏ tội và kêu oan không tham ô.

Xuất phát từ lời khai bất nhất của Trần Hải Sơn liên quan đến việc kết tội tham ô cho Dũng và Phúc, LS Hoàng Huy Được khẳng định: “HĐXX sẽ có đủ căn cứ để tuyên án ngay trong ngày mai, phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, không có việc rút tiền thì lấy đâu ra tiền để chuyển và không có cơ sở để kết tội Phúc nhận 10 tỷ đồng. Nhưng để khách quan hơn thì có thể tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.

Phải điều tra bổ sung những vấn đề chưa rõ 

LS Ngô Ngọc Thủy, bảo vệ cho Dương Chí Dũng, cũng thể hiện quan điểm của mình ngay trước ngày tuyên án: "Để tuyên tử hình một con người thì chỉ khi mọi việc đã được làm sáng tỏ, không còn gì để cãi nữa, người phạm tội không kêu oan, nhận tội; hoặc có thể bị cáo vẫn kêu oan nhưng cơ quan tố tụng đủ cơ sở để chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo, khiến dư luận tâm phục, khẩu phục. 

Đối chiếu vào vụ án này thấy rằng, chứng cứ buộc tội tham ô còn yếu, hoàn toàn chỉ một phía từ bị cáo Sơn. Trong khi đó, một số nội dung chưa được thẩm định lại như lời khai từ công ty môi giới ở Singapore nói không hề giao dịch với ông Dũng, ông Dũng không liên quan khoản tiền "lại quả" thì chưa được kiểm chứng lại để khẳng định. Không làm rõ được những chi tiết đó thì chưa thể kết tội được, phải hủy án sơ thẩm để điều tra lại".

Một LS khác bảo vệ cho Dương Chí Dũng cũng bày tỏ quan điểm chỉ có thể tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại hành vi tham ô thì mới thỏa đáng. "Mấu chốt nhất là làm rõ từ Công ty môi giới hàng hải GlobalSuccess ở Nga đã đàm phán trực tiếp với Vinalines như thế nào thì chưa được tiến hành nên không thể chứng minh các bị cáo dính líu tới việc nhận tiền “lại quả", LS quả quyết.

Trước nhiều tình tiết phức tạp về việc HĐXX có thể tách để tuyên án trước phần tội cố ý làm trái và để lại tội tham ô để điều tra lại làm rõ sau trong vụ án này được không, LS Trương Anh Tú (Đoàn LS Hà Nội) cho biết, điều này không được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. 

Xuất hiện một số tài liệu mới tại phiên xử Dương Chí Dũng

HĐXX vừa nhận được một số tài liệu mới như bản ghi nhớ hợp đồng mua ụ nổi, bảng tính toán theo hợp đồng mua bán giữa AP và Nakhodka, biên bản kiểm tra chi tiết hàng hoá...

 

"Trong trường hợp nếu không chứng minh được bị cáo có tội thì phải tuyên vô tội, nếu chưa chứng minh được hành vi phạm tội thì HĐXX phúc thẩm chỉ có quyền hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra lại. Cơ quan điều tra mới có quyền tách vụ án nếu thấy vấn đề nào đã rõ thì có thể chuyển thành vụ án xử lý trước, vấn đề nào chưa rõ thì tiến hành điều tra tiếp và việc tách này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nhau", LS Tú giải thích.

Chứng cứ yếu thì không thể tuyên tử hình một con người!

Thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy, trong một số vụ án cụ thể, do chứng cứ kết tội bị cáo có điểm này, điểm kia còn yếu, còn “hở” mà chưa đến độ xác định bị cáo không phạm tội thì bị cáo sẽ được hưởng phép lợi thế là được tuyên mức án giảm nhẹ hơn. 

Chẳng hạn, với hành vi tham ô đặc biệt nghiêm trọng, lẽ ra bị cáo phải bị tuyên án tử hình nhưng do chứng cứ còn chút mâu thuẫn mà khó có khả năng điều tra làm rõ thêm được nữa, thì bị cáo sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn là chung thân. 

Đây được coi là giải pháp an toàn đã áp dụng trong một số vụ án cụ thể. Vậy nên nếu HĐXX hôm nay vẫn tuyên án, theo nhận định của tôi, nhiều khả năng Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc sẽ được xuống án vì lý do này - Ý kiến của một chuyên gia pháp luật.

http://baophapluat.vn/xet-xu/duong-chi-dung-con-co-hoi-de-thoat-an-tu-hinh-184236.html

Theo Pháp Luật Việt Nam

Bạn có thể quan tâm