1. Đuông dừa thường được chế biến thành món ăn nào sau đây?
Đuông dừa dù có hại, song lại được đánh giá là "đặc sản" hấp dẫn ở miền Tây. Tuy nhiên với nhiều người, chỉ nhìn vẻ bề ngoài cũng khiến họ cảm thấy... sợ hãi món ăn này. Đuông dừa có thể chế biến thành vài món khác nhau như nướng lửa than, tẩm bột chiên giòn, nấu cháo, hấp xôi... Trong đó, một cách chế biến thường thấy và rất được ưa chuộng là đuông dừa sống ngâm nước mắm ớt. Ảnh: @hungryblogs. |
2. Đuông dừa thực chất là gì mà lại bị cấm nhân giống, nuôi, phát tán dưới mọi hình thức?
Đuông dừa là côn trùng thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, "kẻ thù số 1" của cây dừa vì hại chết cây. Vòng đời đuông dừa từ giai đoạn trứng đến thành trùng khoảng 6-6,5 tháng. Thành trùng đuông dừa màu nâu đỏ, có vòi cong dài, đẻ trứng. Sau vài ngày, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng sống khoảng 2 tháng sẽ kéo kén làm nhộng, rồi thành thành trùng. Người ta thường ăn ấu trùng màu vàng nhạt, mũm mĩm, phình to giữa thân, có đầu. Ảnh: @truongminhhieu1111. |
3. Đuông dừa thường tấn công phần nào của cây dừa, khiến cây bị chết?
Đuông dừa thường tấn công vào phần đọt non của cây dừa. Thành trùng đuông dừa đẻ trứng vào những vết nứt trên thân cây dừa tơ (do kiến vương, một loài vật có hại khác gây ra) hoặc đẻ trực tiếp lên cây. Ấu trùng nở từ trứng là nguyên nhân chủ yếu hại chết dừa, vì nó ăn hết phần đọt non của dừa đến đỉnh sinh trưởng. Thông thường, người ta rất khó phát hiện sự việc cho đến khi nhìn thấy đọt dừa bị héo. Các cây dừa khoảng 2-10 năm tuổi thường bị đuông dừa tấn công mạnh nhất. Ảnh: @kapu.b. |
4. Ở miền Tây, phần trắng nõn nằm sâu giữa đọt dừa có thể dùng chế biến nhiều món ngon thường được gọi là gì?
Củ hũ dừa, củ hủ dừa hay cổ hũ dừa... chỉ là những cách nói/viết khác nhau, cùng nhằm nhắc đến phần trắng nõn nằm sâu giữa đọt dừa. Đây cũng chính là một đặc sản nổi tiếng ở miền Tây. Không dễ để có củ hũ dừa, vì chỉ khi đốn hạ cây, người ta mới có thể vạt bỏ gần hết lớp xơ xù xì bên ngoài để lấy phần "thịt" non trắng giòn, ngon ngọt bên trong. Ảnh: @huynh.chao.hung. |
5. Củ hũ dừa thường được chế biến thành món ăn nào sau đây?
Ở miền Tây, người ta thường dùng củ hũ dừa để trộn gỏi ăn với bánh phồng tôm, trở thành đặc sản nức tiếng. Ngoài củ hũ dừa cắt sợi mỏng, nguyên liệu cho món gỏi này còn có tôm, thịt ba rọi, tai heo luộc, cà rốt, hành tây, rau thơm, nước mắm chua ngọt... Gỏi củ hũ dừa có màu sắc đẹp mắt cùng độ giòn sựt sựt, hòa quyện đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... rất hấp dẫn. Ảnh: @l_n_t_v. |
6. Tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long từ lâu được mệnh danh là "xứ dừa" của cả nước, cũng là địa phương quyết liệt chống đuông dừa?
Dừa có mặt ở nhiều địa phương, song nhắc tới "xứ dừa", người ta thường nghĩ ngay đến Bến Tre, địa phương có hơn 70.000 ha diện tích trồng dừa, dẫn đầu cả nước. Cây dừa hiện diện cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nơi đây, trở thành nét đặc trưng thu hút du khách tìm hiểu, khám phá. Vì thế, Bến Tre cũng là địa phương quyết liệt chống đuông dừa gây hại cây. Ảnh: @fromangieslens. |
7. Hiệp hội Dừa Bến Tre được thành lập vào năm nào?
Hiệp hội Dừa Bến Tre được thành lập năm 2010. Các thành viên của hiệp hội đại diện cho những nông dân trồng dừa, các doanh nghiệp và cơ sở chế biến - kinh doanh, thương mại - dịch vụ, các cán bộ quản lý, làm công tác khoa học liên quan tới ngành dừa. Hiệp hội Dừa Bến Tre nhằm mục đích đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên, góp phần vào sự phát triển của ngành dừa và kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: @seoul__tokyo. |