1. Hệ thống đường sắt qua núi ở Ấn Độ được UNESCO công nhận Di sản Thế giới gồm mấy tuyến?
Hệ thống đường sắt qua núi ở Ấn Độ với 3 tuyến Darjeeling Himalayan, Nilgiri Mountain và Kalka Shimla đã được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, song đến nay cả 3 tuyến đường sắt độc đáo này vẫn còn hoạt động, đưa người dân và du khách lướt băng băng qua khung cảnh núi đồi ngoạn mục của Ấn Độ. Ảnh: Thrillophilia. |
2. Tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan nằm ở khu vực nào của Ấn Độ?
Nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, dưới chân dãy Himalaya, tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan được mở vào năm 1881. Công trình được đánh giá là áp dụng các giải pháp kỹ thuật táo bạo, khéo léo, thiết lập nên một tuyến đường sắt hiệu quả trên địa hình đồi núi. Ảnh: North Bengal Tourism. |
3. Ga Ghoom nổi tiếng của tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan nằm ở độ cao bao nhiêu?
Ga Ghoom (cũng viết là Ghum) là một địa điểm nổi tiếng trên hành trình tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan, nằm ở độ cao ấn tượng với gần 2.258 m. Nhìn chung, để chinh phục độ dốc cao, tuyến đường sắt này đã sử dụng thiết kế sáng tạo với những khúc đảo ngược ngoằn ngoèo hay những nút thắt vòng độc đáo. Ảnh: Arnold Zimmer. |
4. Tuyến đường sắt Nilgiri Mountain được xây dựng mất bao lâu?
Tuyến đường sắt Nilgiri Mountain dài gần 46 m, nằm ở bang Tamil Nadu, phía nam Ấn Độ. Công trình được đề xuất xây dựng lần đầu tiên vào năm 1854, nhưng do khó khăn bởi địa hình đồi núi, công việc chỉ bắt đầu vào năm 1891, đến năm 1908 mới hoàn thành, sau 17 năm, sử dụng công nghệ mới nhất lúc bấy giờ. Ảnh: TripSavvy. |
6. Tuyến đường sắt Kalka Shimla dài bao nhiêu km?
Nằm ở bang Himachal Pradesh, phía tây bắc Ấn Độ, tuyến đường sắt Kalka Shimla dài hơn 96 km, được xây dựng vào giữa thế kỷ 19. Công trình giúp kết nối thủ phủ Shimla của bang. Ảnh: Jane Sweeney. |
6. Tại thời điểm xây dựng, tuyến đường sắt Kalka Shimla ghi dấu ấn nào sau đây?
Tại thời điểm xây dựng, tuyến đường sắt Kalka Shimla ghi dấu với việc băng qua cây cầu cổng vòm đa tầng cao nhất thế giới và đường hầm dài nhất thế giới. Điều đó góp minh chứng cho thấy những kỹ thuật xây dựng xuất sắc đã được áp dụng thế nào để biến giấc mơ băng qua núi đồi cao thành hiện thực. Ảnh: Rupert Parker. |
7. Hệ thống đường sắt qua núi ở Ấn Độ được UNESCO công nhận Di sản Thế giới vào năm nào?
Hệ thống đường sắt qua núi ở Ấn Độ được UNESCO công nhận Di sản Thế giới vào năm 1999 (mở rộng phạm vi di sản vào năm 2005, 2008). Đây là những ví dụ nổi bật về hệ thống giao thông sáng tạo, xây dựng để chinh phục địa hình đồi núi khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Jane Sweeney. |