Hình ảnh trong đêm diễn Super Show 9: Road tối 11/3 tại Sân vận động Quân khu 7 (TP.HCM). |
Con số này tăng khoảng 18 lần so với 9,26 triệu người hâm mộ vào năm 2012, khi Korea Foundation (tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc) lần đầu tiến hành khảo sát.
Số người hâm mộ "Hallyu" (làn sóng Hàn Quốc) hiện vượt qua cả dân số Bangladesh, nước đông dân thứ 8 trên thế giới, theo Korea Herald.
Xét theo châu lục, hầu hết người hâm mộ Hallyu sống ở châu Á và châu Đại Dương, với 73,4% tổng số fan nằm ở khu vực này. Trung Quốc có 84,3 triệu người hâm mộ, trong khi Thái Lan là 16,8 triệu fan.
Việt Nam xếp thứ 3 về số lượng fan Hallyu, cụ thể là 13,3 triệu người hâm mộ.
Châu Âu cho thấy sự tăng trưởng lớn nhất về quy mô fandom so với năm trước. Có khoảng 13,2 triệu người hâm mộ Hallyu ở đây, tăng 37% so với con số thống kê trong năm 2021.
Số lượng người hâm mộ Hallyu tăng đều qua từng năm. |
Báo cáo có tên "2022 Global Hallyu Status" phân tích làn sóng Hàn Quốc trên toàn thế giới. Tổng cộng 118 quốc gia đã được khảo sát trong các lĩnh vực phát thanh truyền hình, điện ảnh, Kpop, ẩm thực, ngôn ngữ, làm đẹp và thể thao.
Korea Foundation đã kết hợp với 149 cơ quan ngoại giao Hàn Quốc để thực hiện khảo sát này.
Báo cáo xác định các fan club và số lượng thành viên thông qua phương pháp xem tài khoản mạng xã hội và người theo dõi hoặc người đăng ký.
Các yếu tố thúc đẩy Hallyu phát triển được cho là sự thành công của nội dung video Hàn Quốc trên các nền tảng toàn cầu và sự gia tăng số lượng fan club.
Số lượng fan club là 1.684, tăng 120% so với 757 vào năm 2012. Korea Foundation cho biết các câu lạc bộ đã xây dựng lại hoạt động ngoại tuyến sau thời gian tạm ngưng trong dịch.
Những lý do góp phần tạo nên sức hút Hallyu bao gồm giai điệu của Kpop, vũ đạo sáng tạo và thông điệp đằng sau lời bài hát. Các yếu tố khác bao gồm phong cách hợp thời trang, mô hình phát triển kinh tế - văn hóa của Hallyu và sự nhấn mạnh vào nghi thức truyền thống, gia đình.
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều được giới trẻ đón đọc vì nội dung chân thành, dễ đồng cảm, chạm được vào những suy nghĩ, cảm xúc phức tạp của Gen Z. Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách cũng là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.