1. Nghỉ việc thầm lặng và sa thải thầm lặng: Khảo sát của Gallup cho thấy một lượng lớn lao động gen Z ở Mỹ lặng lẽ rời bỏ công việc vì nhiều vấn đề, điển hình là cảm thấy không hài lòng và không gắn bó với công ty. Trong khi đó, sa thải thầm lặng lại đề cập đến việc "ép" nhân viên nghỉ việc một cách nhẹ nhàng. Những người chịu sa thải thầm lặng thường bị ảnh hưởng về mặt tinh thần và đôi khi cả định hướng nghề nghiệp. Hai khái niệm này thực tế không mới mà đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, khi gen Z vẫn còn là học sinh. |
2. Nghỉ việc ồn ào: Gen Z lớn lên với điện thoại thông minh và mạng xã hội, vì vậy họ không ngại nói lên suy nghĩ của mình trên không gian mạng. Họ cũng không ngại rời bỏ công việc nếu cảm thấy có điều gì đó không ổn. Xu hướng nghỉ việc ồn ào bắt nguồn từ một TikToker khi cô chia sẻ một video quay lại cảnh nghỉ việc ở công ty. Thực tế, xu hướng nghỉ việc ồn ào này đã tồn tại từ thế kỷ trước, thậm chí từng xuất hiện trong một bài hát vào năm 1977. Bài hát này mô tả sự thất vọng của người lao động, dù làm việc chăm chỉ, họ không được trả lương xứng đáng nên quyết định để lại lời nhắn cho ông chủ rồi nghỉ việc. |
3. Lao động ồn ào: Thuật ngữ lao động ồn ào bắt nguồn từ một bài báo của The Guardian để nói về những người làm ít nhưng luôn tự khoe và khen ngợi công việc của mình, đến mức làm người khác khó chịu và mất tập trung. Thuật ngữ này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng kiểu người ồn ào ở nơi làm việc thực tế đã có từ lâu và từng được đưa vào bộ phim hài Office Space phát hành năm 1999. |
4. Cắm rễ trên giường: Cắm rễ trên giường (tạm dịch từ bed rotting) là thuật ngữ của gen Z để chỉ về việc nằm dài trên giường cả ngày để xem điện thoại, tivi hoặc chỉ đơn giản là nằm một chỗ và không làm gì. Mặc dù có tên gọi mới, việc nằm trên giường cả ngày không có gì mới. Từ thế kỷ 19, tiếng Anh đã có một khái niệm tương đương là lie abed (tạm dịch: Nằm ườn trên giường) để nói về người chỉ nằm trên giường từ sáng đến đêm. |
5. Âm thầm thăng chức: Nếu bạn đang phải đảm nhận nhiều công việc mà không được thăng chức hay tăng lương, đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị âm thầm thăng chức. Thuật ngữ này xuất hiện trong vài năm gần đây để nói về sự thất vọng của người lao động vì không nhận được sự công nhận xứng đáng với việc mình làm. Từ năm 2006, việc âm thầm thăng chức đã được đề cập trong bộ phim The Devil Wears Prada, khi nhân vật Andy đã phải đảm nhận cả "núi" công việc đến mức quên luôn cuộc sống cá nhân. |
6. Rạp hát năng suất: Khái niệm productivity theatre (tạm dịch: Rạp hát năng suất) dùng để nói về những kiểu người luôn cố tỏ ra mình bận rộn ở công ty nhưng thực tế lại không làm gì. Gen Z là thế hệ hồi sinh khái niệm này, còn thực tế nó đã được đề cập rất nhiều từ thế hệ trước. Bộ phim sitcom nổi tiếng The Office (phát hành năm 2005) chính là một ví dụ điển hình về rạp hát năng suất. |
7. Thứ 2 thảnh thơi: Bare minimum Mondays (tạm dịch: Thứ 2 thảnh thơi) là xu hướng làm việc được gen Z "lăng xê" trong thời gian gần đây để giảm bớt áp lực làm việc vào ngày đầu tuần. Điều này cũng gửi đến một thông điệp rằng gen Z rất coi trọng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Từ năm 1984, nhóm nhạc The Bangles cũng đã đề cập câu chuyện tương tự ngày thứ 2 thảnh thơi trong bài hát Manic Monday. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.