Theo thống kê của National Retail Federation, trong dịp lễ mua sắm kéo dài 5 ngày bắt đầu từ Lễ Tạ ơn, kỷ lục 196,7 triệu người mua sắm được ghi nhận tại Mỹ, rất nhiều trong đó là khách hàng Gen Z, CNN đưa tin.
"Một điểm nổi bật trong dịp Black Friday năm nay là tỷ lệ cao khách hàng Gen Z tại các cửa hàng. Những người tiêu dùng trẻ tràn ngập trung tâm mua sắm, coi đó như một sự kiện xã hội", Kristen Classi-Zummo, nhà phân tích ngành may mặc của công ty nghiên cứu thị trường NPD, nói.
Bất chấp những dự đoán về một mùa mua sắm không mấy suôn sẻ trong năm nay, người trẻ vẫn đổ xô chi tiền shopping trong các ngày hội lớn như Black Friday và có khả năng bùng nổ vào dịp Giáng sinh, Insider đưa tin.
Xu hướng mua sắm của Gen Z
Debbie Ellison, Giám đốc Kỹ thuật số Toàn cầu của VMLY&R Commerce, đã tiến hành cuộc khảo sát để hiểu được xu hướng tiếp cận mua sắm của Gen Z trong mùa Giáng sinh năm nay.
Gen Z là nhóm khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn trong các dịp lễ hội. Ảnh: Phương Lâm. |
Ellison nhận thấy các sản phẩm thời trang nằm top đầu trong danh sách mua sắm của người trẻ dịp này. Dù là thời trang nhanh hay các sản phẩm cổ điển, việc khẳng định được phong cách cá nhân là rất quan trọng với Gen Z.
Giống như nhiều người thuộc thế hệ mình, Devon (17 tuổi), con trai của Ellison, rất thích những món quà là quần áo với tên mình in trên đó.
Khảo sát cho thấy một trong những món quà được Gen Z mong muốn nhất là "tiền, thẻ quà tặng". Devon cũng nhận thấy nước hoa đang trở thành xu hướng quà tặng lên ngôi trong năm nay.
Mạng xã hội cũng có tác động lớn đối với thói quen mua sắm của người trẻ hiện nay. Nhiều người mua sắm theo thứ được gọi là "crush culture": nếu một thương hiệu trở thành trào lưu trên mạng, người trẻ sẽ đổ xô mua nó.
Gen Z cũng là thế hệ được cho quan tâm nhiều hơn đến các giá trị xã hội trong các sản phẩm. Họ sẵn sàng trả thêm tiền cho một nhãn hàng tuyên bố "ít phát thải carbon", "ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường". Bên cạnh đó, họ sẵn sàng tẩy chay các thương hiệu đi ngược lại giá trị quan của mình.
Bẫy chi tiêu quá mức
Tuy nhiên, trong khi các cửa hàng bán lẻ vui mừng chứng kiến lượng khách hàng trẻ tăng lên, thì chính nhóm tiêu dùng này cần cẩn trọng vì có thể rơi vào tình cảnh bội chi trong mùa lễ hội, đặc biệt vào dịp Giáng sinh sắp tới.
Một cuộc khảo sát Bankrate vào tháng 8 với 2.415 người trưởng thành cho thấy người mua sắm trẻ tuổi có thể gặp căng thẳng tài chính nhiều nhất trong năm nay, Insider đưa tin.
Việc dùng dịch vụ "mua ngay, trả sau" có thể khiến người trẻ mắc nợ vì không kiểm soát được chi tiêu. Ảnh: Knit. |
Gần 1/4 người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennials và Gen Z cho biết họ cảm thấy áp lực phải chi tiêu nhiều hơn mức thoải mái trong các ngày lễ.
Bên cạnh đó, 30% trong số những người mua sắm trẻ tuổi cho biết kỳ nghỉ lễ có thể tạo áp lực ngân sách của họ, 32% nói rằng có nguy cơ mắc nợ vì mua sắm quá đà trong kỳ nghỉ, do thanh toán bằng thẻ tín dụng trong nhiều chu kỳ hoặc sử dụng "mua ngay, trả sau" (buy now, pay later - BNPL).
Cuộc khảo sát khác với 1.000 người mua sắm, do Forbes Advisor và OnePoll thực hiện, cho thấy 64% người dự định sử dụng dịch vụ BNPL trong năm nay, với 70% chi tiêu nhiều hơn dự định.
Các dịch vụ "mua ngay, trả sau" trở nên đặc biệt phổ biến đối với người tiêu dùng trẻ tuổi, bởi chúng cung cấp một cách thanh toán có vẻ dễ dàng, ít rủi ro. Dịch vụ này thường có phí thấp hoặc miễn phí, phê duyệt tín dụng nhanh chóng, đồng thời các hóa đơn có thể được thanh toán thành 4 lần, không lãi suất.
Song các dịch vụ này lôi kéo người tiêu dùng mua nhiều hơn và vay nhiều hơn, điều đó có nghĩa là người mua hàng có thể vay nhiều khoản cùng một lúc mà họ có thể không trả được, Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Mỹ cảnh báo.
Việc sử dụng BNPL thường xuyên đã khiến một số người mua sắm trẻ tuổi mắc nợ tới hàng nghìn USD và tăng điểm tín dụng của họ.
Trong kỳ nghỉ lễ năm 2021, hơn một nửa số người mua sắm được khảo sát bởi ngân hàng trực tuyến Oxygen cho biết họ thực hiện các giao dịch "mua ngay, trả sau" nhưng không thể trả hết.
Marshall Lux, thành viên cao cấp tại Mossavar-Rahmani Center for Business and Government, nói với CNBC rằng mua các món quà trả góp "có nghĩa là một Giáng sinh vui vẻ, nhưng về lâu dài, nhiều người sẽ bị tổn hại tín dụng".
Cảm xúc tiêu cực tuổi 20
The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.