Hiện Spiliopoulou là Giám đốc Điều hành Cấp cao tại Emerge. Ảnh: @ashspili/IG. |
"Đừng chờ đợi cơ hội đến, hãy chủ động tìm kiếm và thể hiện bản thân. Nếu bạn thực sự yêu thích một thương hiệu, hãy liên hệ với họ. Bạn có gì để mất đâu?", Ashleigh Spiliopoulou (London, Anh) chia sẻ.
Đây là bí quyết mà Gen Z tốt nghiệp ngành tâm lý học đã dùng để có được công việc mơ ước tại công ty quan hệ công chúng Emerge.
Câu chuyện của cô đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiêu người trẻ, hiện thu hút hơn 1,3 triệu lượt xem trên TikTok, theo Fortune.
Spiliopoulou tình cờ biết đến Emerge qua Instagram. Tuy nhiên, thời điểm đó công ty không đăng tin tuyển dụng.
Không nản lòng, Spiliopoulou đã gửi email trực tiếp cho nhà sáng lập Emerge, đính kèm CV được thiết kế theo phong cách website của công ty và dòng tiêu đề ấn tượng "proposal to hustle" (tạm dịch: "đề xuất để bứt phá").
Spiliopoulou tin rằng email "chào hàng" là "bí kíp" để tránh các quy trình phỏng vấn dài dòng và khẳng định giá trị của sự chủ động. Ảnh: Ashleigh Spiliopoulou. |
Chiến lược "chào hàng" đầy khác biệt này đã thành công. Sau khi được nhận vào làm việc tại Emerge, Spiliopoulou đã lên vị trí Giám đốc Điều hành Cấp cao tại Emerge chỉ sau 1 năm.
Trước khi đặt chân vào lĩnh vực PR, Spiliopoulou từng là vận động viên bán chuyên bộ môn bảy môn phối hợp. Tuy nhiên, cô cảm thấy "vỡ mộng" với ngành PR truyền thống và khao khát tìm kiếm một môi trường làm việc năng động, thử thách hơn.
Quyết định gửi email "chào hàng" đến Emerge được đưa ra vào một sáng thứ Bảy, sau 2 giờ đấu tranh tư tưởng trên giường.
"Đó là một quyết định tức thời, nhưng tôi tin rằng khi trực giác mách bảo, ta nên làm theo", Spiliopoulou chia sẻ.
Về phía Emerge, CEO Emily Austen đã phản hồi email của Spiliopoulou chỉ sau 2 ngày và mời cô đến gặp mặt trực tiếp.
"Chúng tôi luôn tìm kiếm nhân tài mới, và dù không tuyển dụng chính thức cho vị trí này, chúng tôi sẵn sàng tạo ra cơ hội", Austen viết trong email.
Ngay cả trong buổi gặp trực tiếp, Spiliopoulou vẫn giữ thế chủ động, đặt ra nhiều câu hỏi về chính sách làm việc với công ty.
"Thế giới có rất nhiều cơ hội, và tôi không muốn vội vàng chấp nhận một công việc không phù hợp", Gen Z tự tin nói.
Gen Z đã chinh phục nhà tuyển dụng và thăng tiến vượt bậc chỉ sau 1 năm. Ảnh: @ashspili/IG. |
Với Spiliopoulou, đây là "quá trình phỏng vấn dễ dàng nhất". Cô khuyến khích các bạn trẻ Gen Z hãy "là chính mình" và chủ động gửi email giới thiệu bản thân đến những công ty mơ ước.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Spiliopoulou thành công với chiến lược chủ động qua email. Khi còn là sinh viên, cô đã giành được công việc tại Vinco, công ty truyền thông xã hội chuyên về kết quả thi đấu thể thao, cũng nhờ cách thức này.
"Là một vận động viên, tôi thấy kết quả thi đấu thường được cập nhật chậm và thiếu chi tiết trên mạng xã hội. Vì vậy, tôi đã liên hệ với nhà sáng lập và nói rằng mình có thể làm tốt hơn", Gen Z giải thích.
Dưới video của Spiliopoulou, nhiều người dùng TikTok cũng chia sẻ câu chuyện về việc tìm được công việc mơ ước nhờ cách tiếp cận tương tự.
"Tôi cũng tìm được việc theo cách này. Vị trí của tôi thậm chí còn không tồn tại trong công ty, và giờ tôi đã tự mình xây dựng cả một bộ phận mới", một người dùng bình luận.
Tuy nhiên, Spiliopoulou cũng lưu ý rằng phương pháp này có thể hiệu quả hơn với các công ty khởi nghiệp hoặc hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, nơi có môi trường làm việc linh hoạt và ít quy trình rườm rà hơn so với các tập đoàn lớn.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.