Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Phong cách lãnh đạo tập đoàn nghìn tỷ USD của CEO Nvidia

CEO Jensen Huang, tỷ phú giàu thứ 12 trên thế giới, cho rằng một nhà lãnh đạo giỏi sẽ không ngại làm bất kỳ công việc nào, dù chúng nhỏ nhặt đến đâu.

CEO Jensen Huang của Nvidia sở hữu phong cách lãnh đạo nổi bật. Ảnh: David Paul Morris/Bloomberg.

Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Nvidia đang không ngừng vươn lên, soán ngôi nhiều đối thủ nặng ký về công nghệ. CEO của tập đoàn danh tiếng này là Jensen Huang.

Trước khi đồng sáng lập công ty khổng lồ chuyên về chip máy tính trị giá 3,1 nghìn tỷ USD, ông Huang từng là thiếu niên phục vụ tại chuỗi nhà hàng Denny's. Theo ông, một nhà lãnh đạo giỏi thường không ngại làm bất kỳ công việc nào, dù chúng nhỏ nhặt đến đâu, theo CNBC.

Không ngại công việc nào

Jensen Huang nảy ra ý tưởng thành lập Nvidia cùng với những người đồng sáng lập khác tại một quầy hàng của Denny's, nơi ông từng làm mọi công việc tay chân, từ dọn bàn, rửa bát đến lau nhà vệ sinh.

Hiện ông Huang sở hữu khối tài sản ròng được Forbes ước tính trị giá 118 tỷ USD (tính đến tháng 7). CEO cho biết kinh nghiệm từ những công việc ban đầu với mức lương khiêm tốn đã giúp ông hình thành phong cách lãnh đạo hiện tại.

Ông sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào nếu có thể giúp ích cho nhân viên và phát triển cho công ty, ngay cả khi đầu việc đó có thể được giao cho người khác.

"Tôi không coi thường bất kỳ công việc nào, bởi tôi cũng từng đi rửa bát và cọ rửa nhà vệ sinh. Thực tế, số nhà vệ sinh tôi dọn còn nhiều hơn số người ở đây", ông Huang nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 3 tại trường Kinh doanh Stanford.

Jensen Huang dieu hanh nvidia anh 1

Huang lãnh đạo Nvidia, tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ, nhưng không ngần ngại trước bất cứ công việc nhỏ nhặt nào. Ảnh minh họa: Robert Galbraith/Reuters.

Tỷ phú được biết đến là người rất chú trọng chi tiết trong công việc. Một số nhân viên còn mô tả ông là người "đòi hỏi cao" và "cầu toàn".

Ông yêu cầu nhân viên gửi email cho mình hàng tuần để cập nhật 5 nhiệm vụ hàng đầu của họ. Thỉnh thoảng ông còn đích thân đến bàn làm việc của cấp dưới để thảo luận về các dự án và đưa ra đề xuất.

Những phương án thiết thực

"Giả sử nhân viên gửi cho tôi thứ gì đó và hỏi ý kiến ​​của tôi. Nếu có thể giúp được, tôi sẽ xem xét và giải thích thêm cả cách tôi tư duy vấn đề cho họ", Huang cho hay. Ông tin rằng cách hướng dẫn này mang lại nhiều giá trị hơn so với việc chỉ đơn thuần đưa ra giải pháp cho nhân viên.

Thêm vào đó, vị CEO này sẽ để nhân viên tìm ra lý do đằng sau những đề xuất hoặc giải pháp mà ông đưa ra. Theo ông, để nhân viên có thể tự tìm tòi và phát triển tư duy như thế này sẽ mang lợi ích lâu dài cho công ty. Đây cũng chính một cơ hội để Huang học hỏi những điều mới.

"Tôi luôn chỉ cho mọi người cách lý giải mọi việc từ lập chiến lược, dự đoán đến chia nhỏ vấn đề họ có phát triển hơn trong công ty", Huang nói.

Jensen Huang dieu hanh nvidia anh 2

Huang hướng đến những cách giải tiếp trực tiếp giúp nhân viên có thể phát triển bản thân trong công việc hiệu quả hơn. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Chia sẻ tại lễ khai giảng gần đây tại Viện Công nghệ California, khi sắp xếp lịch trình của mình, tỷ phú ưu tiên hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp vào đầu ngày. Phương pháp này đảm bảo ông có thể xử lý mọi công việc mà không cảm thấy quá gấp gáp.

Bên cạnh đó, nhiều CEO chỉ muốn có một vài người báo cáo công việc trực tiếp cho họ để tiết kiệm thời gian cho các nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, Huang lại làm mọi việc khác hẳn. Ông thích có khoảng 50 người báo cáo trực tiếp cho mình.

Huang tin rằng cách tiếp cận này sẽ cải thiện hiệu suất của Nvidia khi cho phép thông tin và chiến lược được chuyển giao dễ dàng hơn giữa ông và các nhà lãnh đạo khác trong công ty.

Ngoài ra, Huang cho hay mục tiêu chính của ông là giúp nhân viên của mình nỗ lực hết mình và thúc đẩy sự thành công của Nvidia. Với ông, CEO giỏi là một người có thể truyền cảm hứng và giúp người khác đạt được những điều tuyệt vời. Đó cũng là lý do tại sao đội ngũ quản lý tồn tại: để hỗ trợ tất cả những người khác trong công ty.

Cơ phó chinh phục bầu trời nhờ 'bệ phóng' 3 tỷ đồng

Từ một sinh viên thiết kế đồ hoạ, Mạch Khanh rẽ sang ngành phi công với "chi phí đầu tư" hơn 3 tỷ đồng từ gia đình. Ở tuổi 25, cô trở thành cơ phó. Hai năm sau, cô nhận học bổng toàn phần thạc sĩ tại Mỹ.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không?

Thiên Thanh

Bạn có thể quan tâm