Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

12 năm nay dù nắng hay mưa, Nguyễn Thị Thơm, học sinh lớp chọn Toán 11A13, Trường THPT Quế Võ 1 (Bắc Ninh) vẫn kiên trì theo mẹ đến trường trên chiếc ghế sắt buộc sau yên xe đạp.

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

12 năm nay dù nắng hay mưa, Nguyễn Thị Thơm, học sinh lớp chọn Toán 11A13, Trường THPT Quế Võ 1 (Bắc Ninh) vẫn kiên trì theo mẹ đến trường trên chiếc ghế sắt buộc sau yên xe đạp.

Biến cố hiểm nghèo khi đời vừa chớm

Tôi tìm đến gia đình em Thơm thôn Can Vũ, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vào lúc ngày mùa, khắp làng đều thấy cảnh gặt lúa, phơi thóc. Ấy vậy mà khoảnh sân nhà Thơm vẫn để không, vì bố đi làm xa, mẹ vừa lo việc nhà vừa phải đưa 2 chị em đi học nên chưa gặt kịp.

Rót chén trà quê ướp hương bưởi pha vội, chị Nguyễn Thị Chín mẹ của Thơm buồn tủi kể cho tôi nghe về số phận hẩm hiu của cô con gái độc nhất trong gia đình.

Mặc dù sinh ra cũng bình thường như bao em bé khác, nhưng đến năm 1 tuổi Thơm bị căn bệnh quái ác teo cơ bẩm sinh. Chân tay Thơm bị co rút không đi lại được, mất một bên phổi, hô hấp kém hơn người thường rất nhiều nên sức lực yếu ớt làm gì cũng cần có người giúp.

Mặc dù năm nay đã 18 tuổi nhưng trông Thơm không khác gì một người “tí hon”, em chỉ cao có 1m2 và nặng 28kg, căn bệnh teo cơ đã cướp đi mất hình hài của một thiếu nữ đang tuổi xuân ngời.

Dù không còn khả năng đi lại và sinh hoạt như người bình thường, nhưng với ý chí vươn lên Thơm vẫn muốn được đi học, để trở thành người có ích cho xã hội.

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Hằng ngày chị Chín đều bê Thơm đặt lên ghế sắt rồi đưa con đến trường, lúc tan học lại đón về

Việc đi học của Thơm đều nhờ vào sự giúp đỡ của người mẹ tần tảo, thương con hết mực. Lúc thơm còn bé, hàng ngày mẹ đều bế em đến lớp, rồi đến giờ tan học lại lầm lũi lên bế con về. Chị Chín mẹ Thơm mắt rưng rưng tâm sự: "Đẻ con ra ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, thấy con bị bệnh quái ác như vậy mà lòng xót xa, đau đớn quá chú ạ”.

Biết Thơm thích đi học nhưng không còn khả năng đi lại, chị Chín không quản nhọc nhằn hàng ngày thay con đi hết quãng đường đến trường. Đến năm lớp 3, Thơm bị một trận ốm nặng tưởng như không cứu được, gia đình chạy vạy khắp nơi cứu chữa. Đến khi qua khỏi, bác sĩ khuyên cho Thơm ở nhà vì sức khỏe Thơm quá yếu. Tỉnh dậy Thơm hỏi mẹ: "Sao có người tàn tật vẫn khỏe mà con yếu vậy mẹ?". Câu nói ngây thơ như những lưỡi dao xéo vào cõi lòng người mẹ khổ tâm.

Dù biết mình yếu, Thơm vẫn cố xin mẹ cho mình đi học, nhưng em không còn đủ sức ngồi đằng sau xe đạp để mẹ lai đến trường. Thời gian đầu chị Chín phải nhờ chị gái ruột ngồi sau đỡ Thơm nhưng do cô bé bị mất một bên phổi nên người ngồi sau đỡ ngồi chặt quá cũng khiến Thơm ngất xỉu vì khó thở. Vì vậy, bố Thơm quyết định đóng một chiếc ghế sắt đặt lên yên xe đạp. Thế là từ đó, ngày ngày chị Chín bế Thơm đặt lên ghế sắt rồi đến cửa lớp lại bế Thơm đặt vào chỗ ngồi ở lớp.

Những hôm học chính, mẹ Thơm phải dậy từ sớm, chuẩn bị đồ ăn sáng, rồi đưa Thơm đi học. Trưa nào hơn 12h hai mẹ con mới lóc cóc đạp xe về đến nhà. Phải hôm trời mưa, chị Chín phải lấy áo mưa rồi nylong bọc kín mít Thơm lại, chỉ cần dính mưa chút là cô bé lại ốm liệt giường ngay, rồi mới dám đưa đi học.

Nhiều lần đi đường có mấy người trong thôn bảo chị Chín cứ cố đưa con đi học làm gì cho khổ. Chị chỉ cười xòa cho qua, trong thâm tâm người mẹ đó lúc nào cũng chan chứa niềm thương con, đã không cho con được một cơ thể hoàn thiện, nên giờ còn có thể cho con được thứ gì chị Chín cũng cố làm đến cùng.

Cô bé tí hon và giấc mơ vĩ đại

May mắn là đúng hôm tôi đến, nhằm ngày Thơm khỏe mạnh dù vừa mới đi học ở trường về. Vì theo như chị Chín bình thường cứ về là Thơm nằm bẹp chứ không nói chuyện được với ai cả, có chăng chỉ thều thào vài câu.

Thơm thương mẹ vất vả 18 năm nuôi mình khổ sở, 12 năm còm cõi đưa mình đến trường dù nắng hay mưa. Đôi lúc thấy mẹ khổ quá, Thơm muốn nghỉ học để mẹ không phải đưa mình đi học có thời gian đi làm còn nuôi em trai năm nay mới học lớp 1.

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Thơm ngồi đợi mẹ đến đón sau giờ học

Có lần Thơm hỏi mẹ “mẹ mang con đi học đến bao giờ?”, mẹ Thơm trả lời “đến bao giờ con không đi học nữa thì thôi”. Những lời nói chân thành của người mẹ làm động lực cho Thơm giữ vững ý chí để theo học cùng các bạn. 12 năm Thơm luôn là học sinh giỏi, và hiện Thơm đang học lớp chuyên toán của trường.

Cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên chủ nhiệm cho biết, khi mới nhận lớp, biết trường hợp của em Thơm, cô cũng thấy ngỡ ngàng, tuy nhiên sau một thời gian dạy và quản lớp, cô Hà không khỏi khâm phục ý chí của Thơm, mặc dù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Thơm luôn biết cố gắng vươn lên vượt lên chính mình, trong lớp Thơm cũng hòa đồng vui vẻ với các bạn và luôn đạt kết quả học tốt.

Do lưng bị gù, teo cơ, tay yếu không linh hoạt, việc mở sách Thơm không làm được, may mắn Thơm được các bạn ở lớp quan tâm giúp đỡ. Ngay đến chiếc bàn phía sau Thơm luôn được kê để làm chỗ tựa cho Thơm khỏi ngã chỉ cần hơi bị lệch xuống phía sau, các bạn cũng để ý kê lại cho. Thơm kể, nhiều lần thấy bàn bị xô xuống, nhưng đến tiết sau đã thấy bàn được kê lại để cho cô bé dựa mà không biết bạn nào trong lớp làm. Đối với cô bé giờ đi học chính là niềm vui sống lớn nhất tiếp thêm ý chí cho cô bé chống lại những cơn ốm dai dẳng, những nỗi đau thể xác đang hàng ngày giày vò.

Năm nay cũng đã là năm cuối cấp, khi tôi hỏi Thơm có muốn học lên tiếp đại học, cô bé lưỡng lự một lúc, khe khẽ trả lời ‘em rất muốn học tiếp, em muốn thi vào khoa công nghệ thông tin, nhưng em sợ mẹ sẽ lại vất vả vì em”.

Thơm chia sẻ về giấc mơ của mình, cô bé tí hon đó luôn thầm ngưỡng mộ Hiệp sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Thơm hy vọng tương lai cũng có thể được như anh Hùng, có thể học về công nghệ và mở một lớp học, để dạy cho những người có hoàn cảnh éo le những vẫn biết vượt lên số phận, sống tốt và sống có ích cho xã hội.

Những lời nói giản dị chân thành của Thơm thật khiến người ta phải cảm động. Những nỗi đau đớn không làm tắt ngọn lửa hoài bão trong em. Hy vọng sẽ có những cánh tay nhân từ, vươn tới để giúp em không phải bỏ dở ước mơ của mình.

Hình ảnh nhọc nhằn mẹ đèo Thơm mỗi ngày:

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Không quản nắng mưa, hằng ngày mẹ Thơm đưa đón con đến lớp

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Biết con khát khao được đi học, dù khổ chị Chín vẫn cố gắng suốt 12 năm

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Trước đây khi xã chưa làm đường hai mẹ con phải đi hơn 6km

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Che chở cho con từng giây từng phút

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Đường rải đầy rơm rạ ngày mùa khiến đôi chân mẹ thêm phần cực nhọc

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Đã nhiều lần Thơm muốn bỏ học để mẹ bớt khổ, có thời gian đi làm nuôi em trai còn nhỏ

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Nhưng mẹ Thơm luôn động viên và không bao giờ kêu khổ để Thơm cố gắng theo học

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Nhiều người dân trong làng khuyên chị Chín thôi không cho Thơm đi học nhưng chị chỉ cười xòa

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Bởi vì nhìn thấy được vui vẻ mỗi khi đến trường là niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Và cứ thế 12 năm nay, 2 mẹ con vẫn cùng nhau vượt khó đến trường

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Không thể đi lại, Thơm chỉ biết dạy em học để đỡ đần bố mẹ

Giấc mơ đại học của cô bé 12 năm mẹ bồng bế đến trường

Mong rằng cô bé Thơm sẽ thực hiện được ước mơ của mình

Kinh Vân

Theo Bưu Điện Việt Nam

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm