![]() |
Giáo viên được hưởng chế độ nghỉ hè, nghỉ thai sản mới từ ngày 22/4. Ảnh: Pexels. |
Theo đó, giáo viên sẽ được nghỉ hè hàng năm trong thời gian không giảng dạy theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ, cụ thể là tối đa 8 tuần đối với giáo viên phổ thông, 6 tuần với giáo viên trung cấp và giảng viên cao đẳng, hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có.
Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên được giao nhiệm vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập.
Trong trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định, thời gian nghỉ của giáo viên sẽ bao gồm:
- Thời gian nghỉ thai sản theo quy định;
- Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản);
- Trường hợp thời gian nghỉ hè quy định ít hơn số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động, giáo viên được nghỉ thêm một số ngày. Tổng số ngày nghỉ thêm và số ngày nghỉ quy định bằng số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ thêm được sắp xếp linh hoạt theo thỏa thuận giữa giáo viên với hiệu trưởng.
Đối với giáo viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi giảng dạy ở trường tiểu học, thông tư cũng cho phép giảm 4 tiết/tuần; giảng dạy ở các cơ sở giáo dục khác được giảm 3 tiết/tuần.
Ngoài ra, thông tư nêu rằng trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ, giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù.
Nếu thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè, giáo viên nam đó sẽ không được nghỉ bù.
Lưu ý, thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong một năm học và số tiết dạy trung bình trong một tuần theo định mức tiết dạy quy định. Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần bảo đảm 40 giờ/tuần, trong đó bao gồm số tiết giảng dạy theo quy định tại thông tư.
Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường.
Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng cần ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong một tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.