Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giáo viên khóc vì bị sa thải trong vụ tiêu cực ở Bắc Giang

Nhiều giáo viên ở Bắc Giang đang rất bức xúc khi biết tin 6 giám thị, cán bộ trường Đồi Ngô bị sa thải chỉ vì “thương nên ném phao thi cho học sinh”. Có giáo viên đã vừa khóc vừa oán trách người tổ chức quay clip.

Giáo viên khóc vì bị sa thải trong vụ tiêu cực ở Bắc Giang

Nhiều giáo viên ở Bắc Giang đang rất bức xúc khi biết tin 6 giám thị, cán bộ trường Đồi Ngô bị sa thải chỉ vì “thương nên ném phao thi cho học sinh”. Có giáo viên đã vừa khóc vừa oán trách người tổ chức quay clip.

>> Xuất hiện clip giám thị ném bài, thí sinh quay cóp
>> Sa thải một loạt giáo viên trong vụ tiêu cực ở Bắc Giang

Vì thương con em

“Tôi thấy khổ người giám thị, họ làm phúc phải tội. Họ vì con em, vì con cháu huyện mình nên mới làm thế, vậy mà giờ lại bắt họ phải chịu kỉ luật như vậy, thật tội quá”, một giáo viên trường phổ thông ở huyện Lục Nam nghẹn ngào khi nhắc đến hình thức kỉ luật đối với các giám thị coi thi của trường THPT Dân lập Đồi Ngô – Bắc Giang (trong đó có 6 cán bộ, giáo viên bị đuổi việc).

Cùng ngành sư phạm nên không ít thầy cô tỏ ra đồng cảm với những người giám thị đã buông lỏng quản lí, bất chấp kỉ luật, “thương” cho học sinh thoải mái quay cóp trong phòng thi.

Theo cô giáo này, tất cả những ai đi học cũng đều đã từng quay cóp. Nếu như không quay cóp trong kì thi tốt nghiệp chắc hẳn không ít người bị trượt kì thi này. Do đó các giám thị mắt nhắm, mắt mở cho học sinh đơn giản bởi vì nghĩ đến học sinh cũng như gia đình các em.

Cô N.T.A, giáo viên một trường tiểu học Bắc Giang phân trần: “Giám thị cũng chỉ làm phúc cho học sinh thôi. Họ đâu có được lợi lộc gì. Giờ xảy ra như thế này thật là tội cho họ quá”.

Cũng theo lời giáo viên T.A thì việc tố cáo sai phạm của thầy giáo N.D.N. (người tổ chức quay clip lộn xộn trong phòng thi tốt nghiệp ở Bắc Giang) là việc làm quá nhẫn tâm: “Nếu như cứ áp vào quy chế thì chắc chắn là họ sai rồi, họ bị xử lí rồi, nhưng mình là người, là đồng nghiệp mà lại làm như thế thì quả là ác quá, vô tâm quá”.

Cô Lê Thị Hải và cô Kim Thoa bị đuổi khỏi trường vừa khóc, vừa trách móc thầy N.D.N - người tổ chức quay clip gian lận ở Đồi Ngô

Do đó hầu hết giáo viên ở đây đều lên tiếng phản đối việc làm của thầy giáo N. và không tiếc lời trách móc thầy giáo này. Giáo viên Lê Thị Hải, người đưa "phao" vào phòng thi nhận hình thức đuổi việc vừa khóc lóc vừa oán trách thầy giáo N.D.N - người đã tổ chức quay clip sau đó gửi cho thầy Đỗ Việt Khoa.

 

Thi tốt nghiệp không nhằm đánh trượt học sinh

Tại trường THPT DL Đồi Ngô, có hiện tượng đáng ngạc nhiên xảy ra là dù có làm chặt thì các em vẫn đỗ gần 100%. Năm 2006 làm tổ chức kì thi nghiêm ngặt lần một chỉ có 27 học sinh thi qua, nhưng rồi đến lần thi thứ hai sau đó hai mươi mấy ngày thì các em còn lại đỗ gần hết.

Giáo viên N.T.H nói: “Như vậy là tốn thêm một lần thi nữa. Làm ngặt nhưng rồi lại cho đỗ hết thế thì thi làm gì hai lần cho tốn kém, thà rằng để các em qua hết một lần. Xã hội bây giờ nó là như thế chứ biết làm như thế nào được”. 

Năm 2006 - 2007, trường Đồi Ngô chỉ có 27 thí sinh đỗ tốt nghiệp lần một.

“Không phải nền giáo dục đi xuống mà cách đánh giá của mình chưa đúng. Thi nhiều cũng không có tác dụng gì đâu, đừng có nghĩ rằng cứ có thi cử là giáo dục tốt. Nếu muốn không tiêu cực thì có thể bỏ kì thi tốt nghiệp này đi”, giáo viên V.T.L nêu quan điểm về kì thi tốt nghiệp.

Giáo viên L cũng phân tích rằng: Thực chất thi tốt nghiệp không phải là để đánh trượt học sinh. Do đó, cần phải ra đề chuẩn, mang tính chất phổ thông để cho các em có thể qua được. Mặt khác phải căn cứ vào đầu vào của trường đó. Nhiều trường ví dụ như trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường vùng cao đầu vào thấp, chỉ cần giám thị ngồi trong phòng thi thì dù không coi ngặt các em cũng chỉ đỗ khoảng 20%. Do đó cần phải căn cứ vào trình độ dân trí của từng vùng và điểm vào của từng trường mà có cách xét tốt nghiệp cho các em.

Theo Giáo dục Việt Nam

Theo Giáo dục Việt Nam

Bạn có thể quan tâm