Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giấu tin mẹ sắp qua đời để con yên tâm thi cử ở Trung Quốc

Được xem là kỳ thi quan trọng nhất với học sinh, nhiều gia đình Trung Quốc dốc toàn lực để con có thể tập trung ôn luyện, bao gồm cả việc giữ kín các thông tin tiêu cực.

Bác sĩ khuyên người nhà báo tin cho nam sinh về tình trạng sức khỏe của người mẹ. Ảnh: The Paper.

Ngày 6/6, một ngày trước gaokao (kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc), video ghi lại cảnh một bác sĩ nói chuyện với người thân của một nữ bệnh nhân sắp qua đời lan truyền trên mạng xã hội.

Trong video, được ghi lại vào tháng 5, Li Ying, bác sĩ tại Bệnh viện Thâm Quyến, khuyên gia đình nên báo tin cho cậu con trai duy nhất của người phụ nữ để em có thể "gặp mẹ lần cuối", theo South China Morning Post.

"Nếu thằng bé muốn nói lời tiễn biệt với mẹ, mọi người không thể giấu đi sự thật. Nếu không, cậu ấy có thể phải chịu đựng nỗi đau mất mát trong một thời gian dài. Nếu sợ thông tin này khiến cậu bé mất tập trung cho gaokao, cậu bé có thể thi lại vào năm sau", Li nói.

Lời khuyên của bác sĩ cũng tạo nên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự hoài nghi liệu có ai đó thậm chí cân nhắc ưu tiên một kỳ thi hơn quyền của một đứa trẻ được gặp người mẹ đang hấp hối.

"Tôi không hiểu tại sao có người lại nghĩ gaokao quan trọng hơn việc nhìn thấy một người mẹ đang hấp hối lần cuối", một người bình luận.

thi dai hoc Trung Quoc anh 1

Gaokao là kỳ thi quan trọng, khắc nghiệt bậc nhất Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Tại Trung Quốc, việc nhiều gia đình giấu sĩ tử về tình trạng sức khỏe xấu của người thân trong mùa gaokao nhằm tránh gây tác động tiêu cực đến thành tích thi cử không phải là hiếm.

Năm 2021, sau khi làm bài thi, một thí sinh cũng mới được người nhà báo tin bố đã bất tỉnh trong một vụ tai nạn.

Được tổ chức lần đầu năm 1952 và nối lại vào năm 1977, gaokao được coi là kỳ thi cạnh tranh nhất ở quốc gia tỷ dân, phần nào quyết định tương lai của hầu hết học sinh trung học.

Theo gaosan, cổng thông tin điện tử chuyên cung cấp thông tin về kỳ thi, chỉ 1,62% trong số 11,93 triệu thí sinh đỗ vào top 39 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc - được gọi là các trường "985" - trong năm 2022.

Năm 2023, số thí sinh tham dự kỳ thi này ước tính là 12,91 triệu người, cao nhất kể từ năm 2010. Đây cũng là kỳ thi đầu tiên sau khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Gaokao được coi là rất quan trọng đối với tương lai của một người đến nỗi một số thí sinh thi đi thi lại năm này qua năm khác để được nhận vào ngôi trường mơ ước.

Một trong những thí sinh nổi tiếng trong việc thi lại nhiều lần là Liang Shi (56 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên). Năm nay là lần thứ 27 Liang tham dự gaokao. Nói với Jiupai News, ông cho biết việc vào được các trường đại học hàng đầu đã trở thành "hy vọng để cuộc sống của ông phụ thuộc vào".

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Những cha mẹ đi xin việc, đòi tăng lương thay con cái

Bảo bọc con từ nhà đến tận nơi làm việc, nhiều phụ huynh Mỹ phần nào đem lại sự giúp đỡ song cũng có thể khiến con cái mình ngày càng mất khả năng tự lập, theo Wall Street Journal.

Mai An

Bạn có thể quan tâm