Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới trẻ chọn ngủ, làm việc 'xuyên lễ' thay vì đến chỗ đông người

Kỳ nghỉ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn cho mình cách ở nhà để nghỉ ngơi, số khác lại chọn cách đi du lịch.

Lần nào cũng thế, dịp nghỉ Thanh Tú (26 tuổi, Bạc Liêu) không biết làm gì. Cô chọn cách tạm rời Sài Gòn vài ngày, bắt xe về nhà để hưởng chút không khí miền quê trong lành. 

Đó là lựa chọn của cô gái độc thân Thanh Tú. Nhưng còn nhiều bạn trẻ đang làm việc và sinh sống tại Sài Gòn thì sao? Dịp nghỉ lễ dài hạn đến 5 ngày, họ chọn làm gì?

dip le 30/4 ban se lam gi anh 1
Người về quê, kẻ chọn đi du lịch. Còn bạn, bạn làm gì dịp nghỉ lễ dài hạn? Ảnh: Behance.

Ngủ

Khánh Trinh (31 tuổi, TP.HCM) là biên tập viên mảng Thời trang của một tạp chí điện tử. Đối với cô, khái niệm “nghỉ lễ” từ lâu đã không còn trong suy nghĩ. Thậm chí, Trinh cho rằng vào những ngày này, công việc còn vất vả hơn ngày thường.

“Nếu ngày trong tuần, tôi có thể yêu cầu phóng viên làm việc. Tôi có thể dễ dàng gọi ‘Em ơi làm cho chị cái này’, ‘Em ơi liên hệ nhân vật làm bài chân dung…’. Nhưng ngày lễ thì không. Tôi biết họ cần có thời gian cho gia đình, bạn bè. Yêu cầu người khác làm việc trong ngày lễ thì thấy mình có lỗi quá”, Trinh nói.

Vì vậy, trước kỳ nghỉ lễ một tuần, cô yêu cầu nhân viên của mình báo đề tài, triển khai sớm để đăng bài vào những ngày nghỉ. Cô luôn muốn bài trên trang lúc nào cũng đủ đầy và có chất lượng. Và như thế, Khánh Trinh có thể dễ dàng ngủ lâu hơn ngày thường.

“Nghỉ lễ, mình chỉ muốn ngủ bù một chút”, Trinh nói.

dip le 30/4 ban se lam gi anh 2
"Ngủ" là phương án nhiều bạn trẻ lựa chọn cho dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Ảnh: Times.

Đối với một số người, dịp nghỉ lễ là thời gian để họ ngủ bù trong chuỗi này làm việc liên tục. Khảo sát ngẫu nhiên của Zing.vn với 113 bạn trẻ (tuổi từ 21 đến 25) đang làm việc tại TP.HCM cho thấy:

32,7% khảo sát cho biết dịp nghỉ lễ họ chỉ ở nhà tiếp tục hoàn thành công việc.

55,8% người cho biết sẽ dùng thời gian nghỉ 5 ngày để về quê nghỉ ngơi. 

Và 11,5% người còn lại nói sẽ đi du lịch.

Làm việc 'xuyên lễ'

Trần Linh Tâm (19 tuổi, Cà Mau) đang là sinh viên năm nhất ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Cậu bạn đi làm thêm từ đầu năm nhất với công việc việc nhân viên phục vụ quán cà phê.

Với nhiều sinh viên xa nhà, lễ 30/4 dài hạn này là dịp họ về quê thăm gia đình. Nhưng riêng Linh Tâm, cậu quyết định ở lại kiếm tiền.

“Một ngày làm ca 8 tiếng, được trả 20.000/ giờ. Dịp lễ được nhân ba tiền lương, vị chi mỗi ngày em làm được 540.000 đồng. Cố gắng cày một tí cũng đủ trang trải tiền sinh hoạt, đỡ phần nào cho cha mẹ ở quê”, Tâm nói.

Tâm nói thêm, chi phí đi lại cũng là vấn đề khiến cậu suy nghĩ. Lần về quê gần nhất của Linh Tâm là hồi Tết Nguyên Đán, đến nay cũng gần 3 tháng.

Linh Tâm nói nhớ nhà, muốn về thăm nhà nhưng điều kiện không cho phép. Vả lại đang đi làm thêm, cậu không thể xin nghỉ được.

“Chắc em phải đợi dịp khác để về quê. Chứ đợt này không được rồi", Tâm nói.

dip le 30/4 ban se lam gi anh 3
Công việc làm thêm khiến nhiều bạn trẻ không thể về quê cùng gia đình. Ảnh: Eater.

Nguyễn Ngọc Lan Thy (24 tuổi, Tiền Giang) là nhân viên tổ chức sự kiện của một công ty startup. Cuộc sống của cô gắn liền với việc tối chạy event “sấp mặt”, khuya thì thức đêm hoàn thành proposal.

Trước lễ một tuần, cô lên kế hoạch với bạn bè đi Đà Lạt trốn nóng. Tới sát ngày đi, cô nhận được email công việc của sếp, thông báo phải có 2 proposal sau lễ 1 ngày."Thế là hết", Thy nói.

Công việc tồn chưa giải quyết xong lại có thêm đống việc mới. Cô không biết làm cách nào để giải quyết cho xong công việc. Thy quyết định hủy kèo đi chơi với đám bạn.

Cái hoodie mới mua, đống váy áo phong cách vintage cô đành xếp lại trong xó. Cô gọi điện cho bạn bè, hủy chuyến đi đến thành phố sương mù trong nuối tiếc.

“Dịp giỗ tổ Hùng Vương thời gian nghỉ quá ngắn. Hơn nữa hôm đó cũng vướng một số việc ở công ty chưa giải quyết xong. Dịp nghỉ lễ này coi như xong rồi”, Lan Thy nói.

dip le 30/4 ban se lam gi anh 4
Nhiều bạn trẻ lại chọn cách làm việc "xuyên lễ" thay vì đi du lịch ở chỗ đông người. Ảnh: Pinterest.

Trở lại câu chuyện của Thanh Tú, đã 6 năm sinh sống ở Sài Gòn, trải qua mấy mùa lễ Tết, cô vẫn chọn con đường “về nhà ăn tết, gia đình trên hết”.

Tú cũng có bạn bè rủ đi trốn nóng Sài Gòn dịp Lễ. Nhiều phương án liên tiếp đưa ra: gần thì Đầm Sen nước, xa hơn là Vũng Tàu, thậm chí là Nha Trang.

Nhưng theo kinh nghiệm lướt mạng của Tú, dịp Lễ mà đi đến nơi này chẳng khác nào chôn chân vào biển người.

"Vé xe từ TP.HCM về Bạc Liêu 'đội lên' đến 220.000 đồng/ người (bình thường chỉ là 160.000 đồng/ vé). Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy vui vì được quê hưởng chút không khí trong lành. Nếu muốn đi du lịch, tôi sẽ sắp xếp xin nghỉ ở công ty, vừa khỏe lại vừa ít người", Thanh Tú nói.

7 hoa khôi vừa xinh đẹp vừa tài năng ở các trường đại học năm 2019

Các nữ sinh đăng quang cuộc thi hoa khôi đầu năm nay đều sở hữu sắc vóc nổi bật cùng thành tích học tập tốt, có hoa khôi còn rất trẻ, thuộc thế hệ 10X.



Trọng Huy

Bạn có thể quan tâm